BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
1. Lịch sử hình thành
Ngày 15 tháng 10 năm 1966 với tên gọi là bộ môn Máy điện và Khí cụ điện (tiền thân của bộ môn Thiết Bị Điện – Điện Tử bây giờ) với lực lượng ban đầu gồm 19 cán bộ.
Năm 1983 nhà trường tổ chức quản lí hai cấp, bộ môn được cơ cấu lại với thành phần hợp nhất từ bộ môn Máy điện Khí cụ điện, bộ môn Kĩ thuật Điện và một số thầy từ bên bộ môn Tự Động Hóa lấy tên là Bộ môn Thiết bị điện.
Năm 1985 do có những thành tích to lớn trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bộ môn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động.
Năm 1987 trên cơ sở bộ môn Thiết bị điện, theo cơ chế quản lí hai cấp của nhà trường (trường – khoa), khoa Thiết bị điện được thành lập.
Năm 1995 trường ĐHBK HN chuyển từ cơ chế quản lí hai cấp về quản lí ba cấp, khoa Thiết bị điện chuyển thành bộ môn Thiết bị điện - Điện tử. Tên gọi này được giữ ổn định cho đến thời điểm hiện tại.
Bộ môn Thiết Bị Điện - Điện Tử là một bộ môn có số lượng cán bộ đông nhất trường (có thời điểm đã lên tới 45 cán bộ), là bộ môn có cán bộ được đào tạo từ nhiều chuyên ngành trong ngành Điện.
2. Các thế hệ trưởng bộ môn
STT
|
Tên thầy trưởng bộ môn
|
Nhiệm kì
|
1
|
PGS. TS. Vũ Gia Hanh
|
|
2
|
PGS. TS Đặng Văn Đào
|
|
3
|
GS. TSKH Nguyễn Mạnh Duy
|
|
4
|
PGS. TS. Bùi Đình Tiếu
|
|
5
|
GVC.TS. Bùi Tín Hữu
|
|
6
|
GVC.TS. Trần Văn Thịnh
|
|
7
|
GVC.TS. Phạm Hùng Phi
|
|
8
|
GVC.TS. Phùng Anh Tuấn
|
|
3. Ban chủ nhiệm bộ môn thời điểm hiện tại
|
GVC. TS. Phùng Anh Tuấn – Trưởng bộ môn, phụ trách các công việc sau:
|
- Các công việc chung của toàn bộ môn
- Tổ chức nhân sự, thi đua, đánh giá
|
ThS. Đặng Chí Dũng – Phó bộ môn, phụ trách các công việc sau:
|
- Tổ chức công việc liên quan đến mảng đào tạo đại học, sinh viên
- Tổ chức phân công khối lượng đào tạo cho các thầy cô bộ môn
- Phụ trách cơ sở vật chất
|
GVC.TS. Nguyễn Vũ Thanh – Phó bộ môn, phụ trách các công việc sau:
|
- Tổ chức công việc liên quan đến mảng sau đại học, học viên
- Hợp tác quan hệ với các đối tác ngoài trường
4. Nhân lực bộ môn
Bộ môn Thiết Bị Điện - Điện Tử hiện có 22 cán bộ (15 TS, 7 ThS), đảm nhận giảng dạy và hướng dẫn thí nghiệm các môn cơ bản, cơ sở cốt lõi ngành và chuyên ngành trong Viện Điện và Nhà trường với hơn 50 đầu môn học và biên soạn hơn 50 đầu mục sách và TLTK.
5. Liên hệ
Điện thoại bàn: 024.3869.2511
Hòm thư điện tử: see-deq@hust.edu.vn
Địa chỉ: C3 – 106, Bộ môn Thiết Bị Điện – Điện Tử, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
FB: https://www.facebook.com/groups/200947320587610/
Tin tức chung (liên quan đến các thông báo, tuyển dụng...): https://see.hust.edu.vn/thiet-bi-dien-dien-tu/tin-tuc
ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN MÔN
1. Định hướng đi làm, nghề nghiệp
Cử nhân, Kỹ sư Thiết bị điện - điện tử được đào tạo để làm việc trong môi trường công nghiệp và dân dụng. Cử nhân, Kỹ sư Thiết bị điện - điện tử có năng lực tham gia trong mảng Cơ-điện công trình, thực hiện thiết kế, tính toán, giám sát và thi công các công trình Cơ-Điện trong tòa nhà/trung tâm thương mại, trong hệ thống nhà máy sản xuất công nghiệp, thực hiện thiết kế, tính toán phối hợp, giám sát thi công các tủ bảng điện hạ áp và trung áp. Bên cạnh đó, Cử nhân, Kỹ sư Thiết bị điện-điện tử còn có năng lực tham gia vào các hệ thống thiết kế, sản xuất, chế tạo và thương mại hóa các sản phẩm điện – điện tử công nghiệp và dân dụng như máy biến áp, động cơ, các bộ nguồn điều khiển, thiết bị bảo vệ và đóng cắt, ứng dụng thiết bị điều khiển/PLC cho các máy sản xuất, thiết bị và công trình chiếu sáng cho thị trường nói chung.
- Cử nhân, Kỹ sư Thiết bị điện – điện tử ra trường có thể đi làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể liệt kê một số các công ty mà cử nhân, kỹ sư Thiết bị điện-điện tử ra trường có thể tìm được việc làm:
- Công ty Coteccons, công ty Hawee, công ty CDC, công ty Kinden (Nhật Bản), công ty Sigma, công ty Cơ điện Miền Trung. Việc làm là quản lý, giám sát thi công Cơ –Điện, Giám sát thi công tủ bảng điện các loại.
- Công ty Tân Phát, công ty DKNEC, công ty Á Long, công ty Cơ điện Dầu khí Việt Nam, công ty Kangaroo. Việc làm liên quan đến vận hành, thiết kế, thi công các hệ thống tự động, điều khiển, sản xuất
- Tập đoàn Viettel, tập đoàn VNPT, tập đoàn FPT, tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam. Việc làm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu phát triển.
- Các công ty và tập đoàn thang máy lớn như: Kone, ThyssenKrupp, Mitsnubishi, Toshiba, Schindler… Việc làm liên quan đến quản lý dự án, quản lý kĩ thuật, hỗ trợ bán hàng, bào trì, bảo dưỡng, thi công và lắp đặt thang máy.
- Các tập đoàn nước ngoài như ABB, Schneider, Siemens, Mitsubishi, Honeywell, Denso, Toyota Vietnam, GE,..v..v. Việc làm liên quan đến kỹ thuật dự án, marketing và hỗ trợ marketing, hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế sản phẩm.
2. Định hướng nghiên cứu
Các định hướng lớn nghiên cứu về MÁY ĐIỆN:
- Hướng nghiên cứu 1: Nâng cao mật độ năng lượng trong máy điện. Mục tiêu cụ thể là nâng cao mật độ năng lượng và giảm khối lượng hoặc/và giảm thể tích của máy điện trong các ứng dụng khác nhau, ảnh hưởng của bộ điều khiển điện tử công suất đến các vấn đề biến đổi điện từ và hiệu năng làm việc của máy điện. Ứng dụng trong phương tiện di chuyển, trong khí cụ bay, trong thiết bị y tế, trong máy công cụ, trong các khớp quay của rô-bốt, giảm kích thước của cơ cấu chấp hành nhằm giảm giá thành của cả hệ thống chấp hành, nâng cao tính năng và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Tối ưu hóa và nâng cao mật độ năng lượng sử dụng trong máy điện sẽ cho phép tối ưu hóa phần lớn năng lượng được sử dụng trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, giảm giá thành, giảm sử dụng năng lượng, giảm sử dụng vật liệu chế tạo, nâng cao chất lượng và tốc độ của hệ thống sản xuất. Các thách thức cần giải quyết trong bài toán nâng cao mật độ là giảm thể tích, giảm khối lượng, đảm bảo tuổi thọ, thân thiện với môi trường, sử dụng ít thiết bị phụ trợ và giảm nhân công. Nghiên cứu các ảnh hưởng của bộ biến đổi đến các vấn đề điện từ và hiệu suất của động cơ, đặc biệt là các dạng sóng mang có tần số cao từ bộ biến đổi điện tử công suất. Từ những nghiên cứu này sẽ cho thấy xu hướng thay đổi về các thông số quan trọng trong thiết kế máy điện, từ đó có những cải tiến về cấu trúc, hình dáng và kết cấu (bố trí nam châm vĩnh cửu, thay đổi kết cấu mạch từ) sao cho phù hợp với các bộ biến đổi, nhằm nâng cao toàn bộ hiệu suất của toàn hệ thống biến đổi điện cơ.
- Hướng nghiên cứu 2: Nâng cao độ tin cậy của máy điện. Máy điện làm việc trong các điều kiện và môi trường khác nhau sẽ có những độ tin cậy khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu ở định hướng này là xem xét tổng thể máy điện như một đối tượng và cải thiện độ tin cậy tổng thể. Tác động của môi trường khắc nghiệt có kiểm soát sẽ giúp cho việc kiểm soát độ tin cậy của máy điện. Việc ép máy điện phải làm việc trong các điều kiện thử nghiệm tới hạn, thử nghiệm bằng các phương pháp chẩn đoán tiên tiến, áp dụng kỹ thuật nhận dạng, học sâu, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho việc chỉ ra các khiếm khuyết tiềm ẩn trong máy điện. Từ đó, nhà nghiên cứu sẽ có những phân tích và đề xuất các phương hướng cải tiến cả về hiệu năng cũng như độ tin cậy của máy điện.
- Hướng nghiên cứu 3: Máy điện thông minh. Máy điện sẽ được nghiên cứu cải tiến về thiết kế để người dùng có thể truy cập và điều khiển không dây thông qua mạng internet. Từ đó nghiên cứu để tạo ra các mô hình tương tác giữa các máy điện với nhau, giữa các máy điện với các thiết bị điện và thiết bị điều khiển khác trong hệ thống, hình thành các kế hoạch sản xuất linh hoạt dựa trên nhiều tiêu chí tối ưu sản xuất khác nhau. Việc tương tác giữa các động cơ như vậy sẽ hình thành nên các nhà máy sản xuất thông minh. Các máy điện sẽ được nghiên cứu cải tiến thiết kế để có thể kết nối và truyền các dữ liệu hoạt động và năng lượng quan trọng lên trên các đám mây điện toán (cloud computing), từ đó người dùng có thể truy cập và sử dụng những dữ liệu này từ bất cứ đâu. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong bảo trì dự báo các máy điện quay và máy điện tĩnh trong hệ thống sản xuất.
3. Phối hợp nghiên cứu
Các kỹ sư/sinh viên Thiết bị điện-điện tử có năng lực và đam mê nghiên cứu tốt sẽ được chọn lọc để tham gia nghiên cứu cùng với các thầy/cô, phối hợp với các đối tác khác ngoài trường để thực hiện các nghiên cứu nâng cao về Máy điện, Các thiết bị bảo vệ và đóng cắt. Cụ thể là:
- Phối hợp nghiên cứu với Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam về các vấn đề nghiên cứu cải thiện máy biến áp siêu cao áp, máy biến dòng điện tiên tiến thế hệ mới, kháng điện siêu cao áp...
- Phối hợp nghiên cứu với Cty CP Điện cơ Hà Nội, Cty CP SAMCO, công ty Nissan Techno VietNam, công ty Panasonic, tập đoàn FPT, tập đoàn Vingroup trong nghiên cứu thế hệ động cơ tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IE4, động cơ điện cho các phương tiện di chuyển, động cơ cho thiết bị điện gia dụng…
- Phối hợp nghiên cứu với các Trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn công nghệ trong nước (Viện nghiên cứu Viettel, VNPT Technology, công ty M1, công ty M3, Trung tâm công nghệ của công ty Tabuchi (Nhật Bản - đóng tại Bắc Ninh), Cty CP Rạng Đông, Cty CP Điện Quang trong các nghiên cứu về bộ nguồn cao tần hiệu suất cao, các bộ nguồn điện dân dụng, các bộ nguồn hiệu suất cao cho đèn LED, các máy biến áp xung tần số cao.
CƠ HỘI DÀNH CHO SINH VIÊN
1. Hợp tác quốc tế
Sinh viên ngành Thiết bị điện - Điện tử có cơ hội được đào tạo ở các trường có mối quan hệ với bộ môn, dưới sự giới thiệu của các thầy (cô) bộ môn.
- HỌC BỔNG CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC TẬP ĐOÀN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
- ĐẠI HỌC BÁCH KHOA GRENOBLE – PHÁP
- ĐẠI HỌC BÁCH KHOA LEUVEN – BỈ
- ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH CÔNG – ĐÀI LOAN
- ĐẠI HỌC POSTECH – HÀN QUỐC
- ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SYDNEY – ÚC
- ĐẠI HỌC BOSTON – MỸ
- ĐẠI HỌC KENT – ANH
2. Việc làm và thực tập chuyên ngành
Tại các công ty và tập đoàn lớn có khá đông các cựu sinh viên ngành Thiết bị điện - Điện tử, ví dụ như:
CÔNG TY CỔ PHẦN HAWEE M&E
|
|
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTECCONS
|
|
CÔNG TY TNHH THANG MÁY KONE VIỆT NAM
|
|
CÔNG TY TNHH THANG MÁY THYSSENKRUPP
|
|
CÔNG TY TNHH SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM
|
|
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ EDH
|
|
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
|
|
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH
|
|
CÔNG TY TNHH NISSAN TECHNO VIỆT NAM
|
|
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VIETTEL
|
|
CÔNG TY TNHH ABB
|
|
CÔNG TY TNHH CÁP ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG LS VIỆT NAM |
|