Các hướng nghiên cứu

Wednesday - 20/02/2019 13:11

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bộ môn Thiết Bị Điện – Điện Tử

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, bộ môn Thiết Bị Điện – Điện Tử có một bề dầy thành tích nghiên cứu khoa học, để ghi nhận thành tích này năm 1985 bộ môn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động.

 

Kế tục truyền thống tốt đẹp này từ thế hệ ông cha, các cán bộ bộ môn đã xác định hướng nghiên cứu mới mang tính đột phá. Những quyết định nghiên cứu này phù hợp với bốn trụ cột định hướng nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đón đầu dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế Giới tài trợ (WB) cho trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Bốn trụ cột định hướng nghiên cứu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là Hệ thống và thiết bị thông minh; Năng lượng và Môi trường bền vững; Y tế chăm sóc sức khỏe và Khoa học vật liệu.

Các trụ cột nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bộ môn Thiết Bị Điện lấy nòng cốt là Máy Điện, các hướng nghiên cứu thể hiện được những vấn đề cốt lõi, mang tinh thần của thời đại 4.0. (các hình ảnh bên dưới mang tính chất minh họa, do vẫn đang nằm trong dự án)

Sơ đồ tư duy của các định hướng nghiên cứu

  • Hướng nghiên cứu 1: Nâng cao mật độ năng lượng trong máy điện. Mục tiêu cụ thể là nâng cao mật độ năng lượng và giảm khối lượng hoặc/và giảm thể tích của máy điện trong các ứng dụng khác nhau, ảnh hưởng của bộ điều khiển điện tử công suất đến các vấn đề biến đổi điện từ và hiệu năng làm việc của máy điện. Ứng dụng trong phương tiện di chuyển, trong khí cụ bay, trong thiết bị y tế, trong máy công cụ, trong các khớp quay của rô-bốt, giảm kích thước của cơ cấu chấp hành nhằm giảm giá thành của cả hệ thống chấp hành, nâng cao tính năng và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Tối ưu hóa và nâng cao mật độ năng lượng sử dụng trong máy điện sẽ cho phép tối ưu hóa phần lớn năng lượng được sử dụng trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, giảm giá thành, giảm sử dụng năng lượng, giảm sử dụng vật liệu chế tạo, nâng cao chất lượng và tốc độ của hệ thống sản xuất. Các thách thức cần giải quyết trong bài toán nâng cao mật độ là giảm thể tích, giảm khối lượng, đảm bảo tuổi thọ, thân thiện với môi trường, sử dụng ít thiết bị phụ trợ và giảm nhân công. Nghiên cứu các ảnh hưởng của bộ biến đổi đến các vấn đề điện từ và hiệu suất của động cơ, đặc biệt là các dạng sóng mang có tần số cao từ bộ biến đổi điện tử công suất. Từ những nghiên cứu này sẽ cho thấy xu hướng thay đổi về các thông số quan trọng trong thiết kế máy điện, từ đó có những cải tiến về cấu trúc, hình dáng và kết cấu (bố trí nam châm vĩnh cửu, thay đổi kết cấu mạch từ) sao cho phù hợp với các bộ biến đổi, nhằm nâng cao toàn bộ hiệu suất của toàn hệ thống biến đổi điện cơ.

Bàn thử nghiệm thép kĩ thuật điện

 

Hệ thống thử nghiệm Dynamometer 4 góc phần tư

Máy đo tần số quét

 

  • Hướng nghiên cứu 2: Nâng cao độ tin cậy của máy điện. Máy điện làm việc trong các điều kiện và môi trường khác nhau sẽ có những độ tin cậy khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu ở định hướng này là xem xét tổng thể máy điện như một đối tượng và cải thiện độ tin cậy tổng thể. Tác động của môi trường khắc nghiệt có kiểm soát sẽ giúp cho việc kiểm soát độ tin cậy của máy điện. Việc ép máy điện phải làm việc trong các điều kiện thử nghiệm tới hạn, thử nghiệm bằng các phương pháp chẩn đoán tiên tiến, áp dụng kỹ thuật nhận dạng, học sâu, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho việc chỉ ra các khiếm khuyết tiềm ẩn trong máy điện. Từ đó, nhà nghiên cứu sẽ có những phân tích và đề xuất các phương hướng cải tiến cả về hiệu năng cũng như độ tin cậy của máy điện.

Buồng thử nghiệm môi trường

 

  • Hướng nghiên cứu 3: Máy điện thông minh. Máy điện sẽ được nghiên cứu cải tiến về thiết kế để người dùng có thể truy cập và điều khiển không dây thông qua mạng internet. Từ đó nghiên cứu để tạo ra các mô hình tương tác giữa các máy điện với nhau, giữa các máy điện với các thiết bị điện và thiết bị điều khiển khác trong hệ thống, hình thành các kế hoạch sản xuất linh hoạt dựa trên nhiều tiêu chí tối ưu sản xuất khác nhau. Việc tương tác giữa các động cơ như vậy sẽ hình thành nên các nhà máy sản xuất thông minh. Các máy điện sẽ được nghiên cứu cải tiến thiết kế để có thể kết nối và truyền các dữ liệu hoạt động và năng lượng quan trọng lên trên các đám mây điện toán (cloud computing), từ đó người dùng có thể truy cập và sử dụng những dữ liệu này từ bất cứ đâu. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong bảo trì dự báo các máy điện quay và máy điện tĩnh trong hệ thống sản xuất.

Phần cứng mô phỏng hệ thống điện điện tử PLECS

Phần mềm Ansys nghiên cứu máy điện

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Các kỹ sư/sinh viên Thiết bị điện-điện tử có năng lực và đam mê nghiên cứu tốt sẽ được chọn lọc để tham gia nghiên cứu cùng với các thầy/cô, phối hợp với các đối tác khác ngoài trường để thực hiện các nghiên cứu nâng cao về Máy điện, Các thiết bị bảo vệ và đóng cắt. Cụ thể là:

  • Phối hợp nghiên cứu với Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam về các vấn đề nghiên cứu cải thiện máy biến áp siêu cao áp, máy biến dòng điện tiên tiến thế hệ mới, kháng điện siêu cao áp...
  • Phối hợp nghiên cứu với Cty CP Điện cơ Hà Nội, Cty CP SAMCO, công ty Nissan Techno VietNam, công ty Panasonic, tập đoàn FPT, tập đoàn Vingroup trong nghiên cứu thế hệ động cơ tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IE4, động cơ điện cho các phương tiện di chuyển, động cơ cho thiết bị điện gia dụng
  • Phối hợp nghiên cứu với các Trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn công nghệ trong nước (Viện nghiên cứu Viettel, VNPT Technology, công ty M1, công ty M3, Trung tâm công nghệ của công ty Tabuchi (Nhật Bản - đóng tại Bắc Ninh), Cty CP Rạng Đông, Cty CP Điện Quang trong các nghiên cứu về bộ nguồn cao tần hiệu suất cao, các bộ nguồn điện dân dụng, các bộ nguồn hiệu suất cao cho đèn LED, các máy biến áp xung tần số cao.

 

Total notes of this article: 0 in 0 rating

Click on stars to rate this article

  Reader Comments

Security Code   

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second