1. NHÓM NHÀ MÁY ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS. Trương Ngọc Minh
1. Công nghệ phát điện (M11CN) 3 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng các dạng năng lượng tự nhiên và công nghệ phát điện ở các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử. Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm chung nhất về quá trình sản xuất điện năng trong hệ thống điện: công nghệ biến đổi các dạng năng lượng tự nhiên khác nhau thành điện năng ở các nhà máy điện, các đặc điểm về công nghệ phát điện ở các loại nhà máy điện.
2. Nhà máy thuỷ điện (M12CN), 2 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng thuỷ năng của các dòng chảy tự nhiên và nhà máy thuỷ điện. Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thuỷ năng, các vấn đề liên quan đến thiết kế vận hành NMTĐ trong hệ thống điện.
3. Ngắn mạch trong hệ thống điện (M4CN), 5 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về hiện tượng sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện, phương pháp tính toán ngắn mạch trong các tình huống khác nhau. Môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức cần thiết về sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện, các phương pháp tính toán dòng điện ngắn mạch và các đại lượng liên quan đến quá trình quá độ điện từ diễn ra trong quá trình quá độ ngắn mạch.
4. Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp (M6CN), 7 ĐVHT, giới thiệu các thiết bị chính trong nhà máy điện và trạm biến áp: đặc điểm, cấu tạo, công dụng, chế độ làm việc, cách tính toán lựa chọn các thiết bị; các dạng sơ đồ trong nhà máy điện và trạm biến áp; các thiết bị và sơ đồ điều khiển tín hiệu, kiểm tra trong nhà máy điện và trạm biến áp. Trên cơ sở các kiến thức đã học, sinh viên có thể tiến hành thiết kế, xây dựng, vận hành phần điện các nhà máy điện và trạm biến áp.
2. NHÓM LƯỚI ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS. Lã Minh Khánh
1. Mạng lưới điện 1, 4 ĐVHT, môn học trình bày những vấn đề cơ bản của lưới điện, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm chính về lưới điện và phương pháp tính toán lưới điện.
2. Mạng lưới điện 2, 4 ĐVHT
3. Tối ưu hoá chế độ hệ thống điện, (M8CN), 4 ĐVHT, giúp sinh viên nắm được những nguyên tắc chung nhằm tối ưu hóa các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của hệ thống điện, bao gồm: chất lượng điện năng, chi phí sản xuất và truyền tải điện năng, độ tin cậy cung cấp điện.
4. Cơ khí đường dây, (M5CN), 2 ĐVHT, trình bày các vấn đề cơ bản về đường dây trên không và phương pháp thiết kế đường dây, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kết cấu cơ học và tính toán cơ học đường dây trên không, các phương pháp tính toán, thiết kế đường dây trên không.
5. Ổn định hệ thống điện (M14CN), 3 ĐVHT, trình bày các vấn đề cơ bản về ổn định của hệ thống điện, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quá trình quá độ điện cơ và các công cụ để tính toán, nghiên cứu vấn đề ổn định của hệ thống điện.
6. Quy hoạch và phát triển hệ thống điện (M13CN), 4 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về sự phát triển của hệ thống năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng, các phương pháp qui hoạch tối ưu một hệ thống điện và đánh giá một dự án đầu tư về mặt kinh tế. Giúp sinh viên nắm được các phương pháp dự báo phụ tải; qui hoạch hệ thống điện và đánh giá các dự án đầu tư.
7. Năng lượng mới và tái tạo:
8. Ứng dụng máy tính trong phân tích hệ thống điện
3. NHÓM CUNG CẤP ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS. Bạch Quốc Khánh
1. Hệ thống cung cấp điện (M3CN), 5 đơn vị học trình (ĐVHT), trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính toán quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện.
4. NHÓM KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN
Trưởng nhóm: PGS. TS. Trần Văn Tớp
1. An toàn điện
2. Vật liệu điện và cao áp
3. Quá điện áp trong hệ thống điện (M9CN), 5 ĐVHT, trình bày các nội dung: các dạng điện áp bất thường xuất hiện trong hệ thống điện: quá điện áp khí quyển, quá điện áp nội bộ, phương pháp tính toán quá điện áp, các phương tiện bảo vệ chống quá điện áp, phối hợp cách điện trong hệ thống điện.
5. NHÓM BẢO VỆ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Xuân Tùng
1. Bảo vệ các hệ thống điện (M10CN), 5 ĐVHT, trang bị kiến thức về các phần tử chính trong sơ đồ bảo vệ, các nguyên lý thực hiện bảo vệ và áp dụng cho các đối tượng chính trong hệ thống điện.
2. Tự động hóa các hệ thống điện lực (M15CN), 5 ĐVHT, trang bị các kiến thức về thao tác tự động (hoà đồng bộ, tự đóng lại, sa thải phụ tải ... ) và tự động điều chỉnh (điện áp, tần số ...) cũng như vấn đề tổ chức mạng lưới thông tin và điều độ hệ thống điện.
3. Phần tử tự động trong hệ thống điện (M7CN), 2 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về các phần tử tự động trong hệ thống điện và các ứng dụng chính của chúng. Môn học trang bị kiến thức về một số phần tử thường gặp trong các sơ đồ bảo vệ, tự động hoá và điều khiển hệ thống điện.
Các học phần Thạc sĩ Hệ thống điện (chương trình hiện tại)
EE6011 Các phương pháp tối ưu hóa 3(3-0-0-6)
Tối ưu một biến. Tối ưu nhiều biến không ràng buộc. Tối ưu hoá với ràng buộc đẳng thức. Tối ưu hoá với ràng buộc bất đẳng thức. Bài toán qui hoạch lồi. Qui hoạch tuyến tính. Các phương pháp cực tiểu một biến. Qui hoạch phi tuyến không ràng buộc. Qui hoach phi tuyến có ràng buộc. Qui hoạch hình học. Qui hoạch động. Qui hoạch nguyên. Qui hoạch ngẫu nhiên. Qui hoạch tách biến. Qui hoạch đa mục tiêu. Tối ưu hoá toàn cục. Thuật toán di truyền. Thuật toán phỏng tôi luyện. Thuật toán mạng nơron. Tối ưu mờ. Một số phần mềm tối ưu hoá.
EE6111 Các phương pháp tính toán phân tích hệ thống điện 3(2-2-0-6)
Các chế độ làm việc của hệ thống điện. Điều chỉnh điện áp, tần số, công suất trong hệ thống điện. Khái niệm ổn định hệ thống. Tính toán phân tích chế độ xác lập của hệ thống điện. Chế độ xác lập của hệ thống điện có các đường dây siêu cao áp. Tính toán chế độ sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện. Biến đổi đẳng trị sơ đồ. Ngắn mạch không đối xứng. Tính toán chế độ quá độ trong hệ thống điện. Phân tích ổn định hệ thống điện.
EE6121 Các phương pháp và công cụ quy hoạch hệ thống điện 2(1-2-0-4)
Những vấn đề cơ bản trong quy hoạch phát triển điện lực. Dự báo nhu cầu điện năng. Dự báo đồ thị phụ tải của hệ thống điện. Quy hoạch phát triển nguồn điện. Quy hoạch phát triển lưới điện. Cân bằng công suất phản kháng trong quy hoạch lưới điện. Vai trò của truyền tải điện một chiều trong các hệ thống điện hiện đại.
EE6131 Bảo vệ và điều khiển các hệ thống điện 3(2-1-1-6)
Sử dụng rơ-le kỹ thuật số trong bảo vệ hệ thống điện. Chuyển đổi tương tự - số của các đại lượng đầu vào và lọc tín hiệu số. Thuật toán bảo vệ số. Phân cấp điều khiển hệ thống điện. Hệ thống thông tin điện lực.
EE6141 Thị trường điện 2(2-0-0-4)
Xu hướng phát triển thị trường điện trên thế giới. Mô hình phát triển thị trường và những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Cơ sở pháp lý cho hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt Nam. Mô hình quản lý nhà nước đối với ngành điện. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh của ngành điện. Lựa chọn mô hình và lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam. Giá điện trong điều kiện thị trường cạnh tranh.
EE6161 Quá điện áp và nối đất trong hệ thống điện 3(2-1-1-6)
Mô tả trạng thái của hệ thống với điện áp dạng sin. Hệ thống nhiều đường dây của hệ thống cân đối. Hệ thống với sóng điện áp xung. Lý thuyết mô hình điện hình học và ứng dụng bảo vệ chống sét đánh thẳng. Tính toán nối đất trạm biến áp. Sử dụng phương pháp Montecarlo trong tính toán chống sét đường dây. Quá điện áp trên đường dây dài và biện pháp giảm quá điện áp. Quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện. Nghiên cứu tác dụng của phân pha. Chọn cách điện hệ thống điện.
EE6171 Truyền tải điện cao áp một chiều HVDC 2(1,5-1-0-4)
Phân tích sự làm việc của các phần tử chính trong hệ thống HVDC như: Van bán dẫn công suất; bộ biến đổi điện tử công suất; hệ thống điều khiển; hệ thống bảo vệ thiết bị; các bộ lọc thành phần hài bậc cao. Nguyên lý điều khiển bù công suất phản kháng trong trạm biến đổi HVDC. Phân tích, tính toán dòng công suất, khảo sát tính ổn định động của hệ thống điện có sự tham gia của hệ thống truyền tải một chiêu.
EE6181 Chất lượng điện năng trong hệ thống điện 2(1,5-1-0-4)
Tổng quan chất lượng điện năng trong hệ thống điện, nguyên nhân phát sinh, nhận dạng và đánh giá chất lượng điện năng, quá độ điện áp, biến thiên điện áp ngắn hạn, duy trì, sóng hài, dao động điện áp, dao động tần số, các biện pháp nâng cao CLĐN trong HTĐ.
EE6191 Ứng dụng kỹ thuật điện cao áp trong công nghiệp 2(1,5-1-0-4)
Quá trình điện vật lý xảy ra trong chất khí khi đặt trong điện trường. Công nghệ lọc bụi tĩnh điện. Công nghệ sơn tĩnh điện. Công nghệ tuyển khoáng. Công nghệ làm sạch không khí. Công nghệ xử lý giống cây trồng. Công nghệ xử lý chất thải rắn.
EE6201 Đo lường cao áp và thử nghiệm không phá hủy 2(1,5-1-0-4)
Các nguồn phát điện áp cao. Đo lường điện áp cao và dòng điện xung. Các bộ ghi quá trình quá độ nhanh dùng cho đo tín hiệu xung. Sai số trong kỹ thuật đo lường ở điện áp cao. Kỹ thuật thử nghiệm không phá hủy và giám sát tình trạng cách điện. Chẩn đoán tình trạng điện môi bằng các phương pháp đo ở miền tần số và miền thời gian. Hệ thống giám sát các thiết bị cao áp trên cơ sở sợi quang học.
EE6211 Các nguồn điện phân tán 2(1,5-1-0-4)
Khái niệm chung về nguồn phân tán. Công nghệ phát điện phân tán. Tổ hợp máy phát điện - động cơ đốt trong. Tổ hợp máy phát điện - tuabin khí. Pin quang điện, nhà máy điện mặt trời. Pin nhiên liệu. Nhà máy thủy điện nhỏ. Nhà máy điện địa nhiệt. Nhà máy phong điện. Nguyên lý điều khiển của các nhà máy điện phân tán. Hiệu quả kinh tế của nguồn điện phân tán. Liên kết nguồn phân tán và hệ thống điện.
EE6231 Hệ thống SCADA và Tự động hóa trạm biến áp 2(1,5-1-0-4)
Tổng quan vai trò của các phần tử chính trong hệ thống tự động hóa trạm: Môi trường truyền dẫn tín hiệu, các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, máy tính trạm, các thiết bị điện tử thông minh (IEDs). Phân tích cấu hình hệ thống điều khiển các TBA 220kV, 500kV. Nghiên cứu những ứng dụng của bảo vệ diện rộng trên cơ sở hệ thống thông tin hệ thống điện. Biện pháp sử lý on-line đảm bảo ổn định điện áp hệ thống điện.
EE6241 Quản lý nhu cầu điện năng (DSM) 2(1,5-1-0-4)
Sản xuất và sử dụng điện năng. Khái niệm chung về DSM. Chiến lược thực hiện DSM. Phương pháp đánh giá hiệu quả của DSM đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, sản xuất và phân phối điện năng.
EE6251 Quá trình quá độ điện từ trong hệ thống điện 2(1,5-1-0-4)
Quá trình quá độ điện từ. Các công cụ toán học phân tích quá độ điện từ. Truyền sóng trên đường dây. Các phương pháp mô phỏng số quá trình quá độ điện từ. Phương pháp sử dụng hệ phương trình vi phân đại số (DAE) - chương trình XTRANS. Phương pháp không gian trạng thái - chương trình Matlab Power System Blockset. Phương pháp phân tích nút thay đổi - chương trình MNA. Phương pháp phân tích nút - chương trình EMTP-ATP.
EE6261 Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện 3(2-2-0-6)
Khái niệm về ổn định và các phương pháp tính toán phân tích ổn định hệ thống điện. Mô hình quá trình quá độ điện cơ khi nghiên cứu các bài toán ổn định của hệ thống điện.
Mô hình quá trình quá độ điện cơ và phân tích ổn định trong hệ thống điện có điều chỉnh. Điều khiển quá trình quá độ trong hệ thống điện nhằm nâng cao ổn định.
EE6291 Các chế độ làm việc không bình thường của hệ thống điện 3(2-2-0-6)
Tổng quan về chế độ làm việc không bình thường trong hệ thống điện. Phương pháp các thành phần đối xứng nghiên cứu chế độ không đối xứng. Áp dụng phương pháp các thành phần đối xứng nghiên cứu chế độ không đối xứng ngang và dọc. Phương pháp xếp chồng nghiên cứu chế độ không đối xứng ngang và dọc. Nghiên cứu đặc trưng mô hình toán học của các phần tử cơ bản của hệ thống điện. Phương pháp tọa độ pha nghiên cứu chế độ không đối xứng. Đối xứng hóa hệ thống điện.
EE6301 Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt (FACTS) 3(2,5-1-0-6)
Khái niệm chung về vấn đề điều khiển truyền tải công suất trong hệ thống điện. Cuộn kháng có điều khiển bằng thyristor (TCR). Cuộn kháng và tụ điện được đóng cắt bằng thyristor (TSR và TSC). Thiết bị bù ngang có điều khiển bằng thyristor (SVC). Thiết bị bù dọc có điều khiển bằng Thyristor (TCSC). Các thiết bị FACTS có khả năng điều chỉnh tổng hợp: Thiết bị dịch pha (SPS), Máy bù đồng bộ tĩnh (STATCOM), Nguồn áp đồng bộ nối nối tiếp (SSSC), Thiết bị điều khiển tổng hợp dòng công suất (UPFC). Hiệu quả ứng dụng các thiết bị FACTS.
EE6311 Phân tích độ tin cậy hệ thống điện 3(2,5-1-0-6)
Khái niệm chung về độ tin cậy của hệ thống điện. Các phương pháp chung phân tích độ tin cậy. Các phương pháp phân tích độ tin cậy của nguồn điện, hệ thống điện, lưới điện truyền tải và phân phối.
EE6321 Mô phỏng hệ thống điện 2(1,5-1-0-4)
Giới thiệu lý thuyết mô hình hóa, các phương pháp tính toán, phân tích chế độ làm việc của hệ thống điện phức tạp. Ứng dụng một số phần mềm phổ biến mô phỏng hệ thống điện .
EE6431 Phương pháp tính toán điện từ trường 2(1,5-1-0-4)
Cơ sở toán học. Trường điện từ. Các phương pháp số: Phương pháp hình học, Phương pháp sai phân hữu hạn, Phương pháp phương trình tích phân, Phương pháp phần tử hữu hạn. Phương pháp phần tử hữu hạn trong trường điện từ. Mô hình mạch - Mô hình trường. Phần mềm ứng dụng phương pháp
EE6491 Các nguồn năng lượng mới và tái tạo 2(1,5-1-0-4)
Viễn cảnh của các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Năng lượng mặt trời và cách sử dụng. Năng lượng gió. Pin nhiên liệu. Thuỷ điện nhỏ. Năng lượng địa nhiệt. Năng lượng sinh khối. Các dạng năng lượng đại dương.
Danh mục các học phần chuyên ngành: Hệ thống điện
Cơ sở bắt buộc: 74TC |
1 |
MI2010 |
Phương pháp tính |
2(2-0-0-4) |
MI1020 |
---|---|---|---|---|---|
2 |
MI2020 |
Xác suất thống kê |
3(2-2-0-6) |
MI1020 |
|
3 |
HE2010 |
Kỹ thuật nhiệt |
3(3-1-0-6) |
MI1020 PH1020 |
|
4 |
ME2010 |
Hình học họa hình |
2(1-1-0-4) |
|
|
5 |
ME2020 |
Vẽ kỹ thuật |
2(1-1-0-4) |
ME2010 |
|
6 |
ME2030 |
Cơ khí đại cương |
2(2-1-0-4) |
|
|
7 |
ME2040 |
Cơ học kỹ thuật |
3(3-1-0-6) |
MI1020 PH1010 |
|
8 |
FL2010 |
Tiếng Anh KHKT |
2(2-1-0-4) |
FL1020 |
|
9 |
PE2010 |
Giáo dục thể chất D |
x(0-0-2-0) |
|
|
10 |
PE2020 |
Giáo dục thể chất E |
x(0-0-2-0) |
|
|
11 |
MI2010 |
Giáo dục quốc phòng II |
x(1-0-1-0) |
|
|
|
|
(Các môn cơ sở ngành) |
|
|
|
1 |
EE3010 |
Lý thuyết mạch điện 1 |
4(3-2-0.5-6) |
MI1020, PH1010 |
|
2 |
EE3020 |
Lý thuyết mạch điện 2 |
2(2-1-0.4-4) |
EE3010 |
|
3 |
EE3030 |
Lý thuyết trường điện từ |
2(2-1-0.3-4) |
MI1020, PH1010 |
|
4 |
EE3040 |
An toàn điện |
1(1-1-0-2) |
EE3010 |
|
5 |
EE3051 |
Mạch điện tử tương tự |
2(2-1-0.5-4) |
EE3020 |
|
6 |
EE3071 |
Kỹ thuật điện tử số |
2(2-1-0.5-4) |
EE3051= |
|
7 |
EE3110 |
Kỹ thuật đo lường |
3(3-1-0.5-6) |
EE3020 |
|
8 |
EE3141 |
Máy điện I |
3(3-1-0.5-6) |
EE3030 |
|
9 |
EE3161 |
Máy điện II |
3(3-1-0.5-6) |
EE3141 |
|
10 |
EE3241 |
Khí cụ điện |
3(3-1-0.3-6) |
EE3020 |
|
11 |
EE3281 |
Lý thuyết ĐKTĐ I |
2(2-1-0.5-4) |
EE3020 |
|
12 |
EE3291 |
Lý thuyết ĐKTĐ II |
2(2-1-0.5-4) |
EE3281 |
|
13 |
EE3391 |
Vật liệu điện và Cao áp |
4(4-1-0.4-8) |
EE3030 |
|
14 |
EE3410 |
Điện tử công suất |
3(3-1-0.5-6) |
EE3020 |
|
15 |
EE3421 |
Hệ thống cung cấp điện |
3(3-1-0-6) |
EE3141 |
|
16 |
EE3480 |
Kỹ thuật vi xử lý |
3(3-1-0.5-6) |
EE3071 |
|
17 |
EE3500 |
Hệ thống thông tin công nghiệp |
2(2-1-0.4-4) |
|
|
18 |
EE3510 |
Truyền động điện |
3(3-1-0.5-6) |
EE3161, EE3410 |
|
19 |
ME3400 |
Kỹ thuật thuỷ khí |
2(2-1-0-4) |
ME2030 |
|
20 |
EE3570 |
Thực tập nhận thức |
1(0-0-2-2) |
|
|
21 |
EE3580 |
Thực tập xưởng Điện |
2(0-0-4-4) |
EE3141 |
|
22 |
ET3551 |
Thực tập xưởng Vô tuyến |
1(0-0-3-0) |
EE3051=, EE3071= |
|
23 |
FL3106 |
Tiếng Anh chuyên ngành Điện |
2(2-1-0-4) |
FL2010 |
|
Chuyên ngành bắt buộc: 46 TC |
1 |
EE4101 |
Lưới điện I |
3(3-1-0.4-6) |
EE3020 |
2 |
EE4102 |
Lưới điện II |
2(2-1-0-4) |
EE4101 |
|
3 |
EE4103 |
Đồ án lưới điện |
1(1-1-0-4) |
EE4101 |
|
4 |
HE4241 |
Phần nhiệt trong nhà máy điện |
2(2-1-0-4) |
HE2010 |
|
5 |
EE4104 |
Ngắn mạch trong hệ thống điện |
3(3-2-0-6) |
EE4101 |
|
6 |
EE4106 |
Phần điện nhà máy điện & trạm biến áp |
4(4-1-0.4-8) |
EE4101 |
|
7 |
EE4108 |
Tối ưu hoá chế độ hệ thống điện |
3(3-1-0-6) |
EE4101 |
|
8 |
EE4109 |
Quá điện áp trong hệ thống điện |
4(4-1-0.5-8) |
EE4101 |
|
9 |
EE4110 |
Bảo vệ hệ thống điện |
4(4-1-0.5-8) |
EE4104 |
|
10 |
EE4115 |
Ổn định của hệ thống điện |
2(2-1-0-4) |
EE4110 |
|
11 |
EE4113 |
Đồ án nhà máy điện |
1(1-1-0-4) |
EE4106 |
|
12 |
EE4116 |
Tự động hoá trong hệ thống điện |
3(3-2-0-6) |
EE4108 |
|
13 |
EE5011 |
Thực tập tốt nghiệp |
4(0-0-8-16) |
EE4102!, EE4106 |
|
14 |
EE5111 |
Đồ án tốt nghiệp |
10(0-0-20-40) |
EE5011!, EE4104!, EE4109! EE4110! |
|
Tự chọn (cơ sở và chuyên ngành): 14/34 TC |
1 |
EE3490 |
Kỹ thuật lập trình |
3(2-2-0-6) |
IT1010 |
2 |
EE4105 |
Cơ khí đường dây |
2(2-0-0-4) |
EE4101 |
|
3 |
EE4107 |
Phần tử tự động trong HTĐ |
1(1-1-0-2) |
EE3291, EE3480 |
|
4 |
EE4111 |
Công nghệ phát điện |
2(2-1-0-4) |
EE4106 |
|
5 |
EE4112 |
Nhà máy thuỷ điện |
2(2-0-0-4) |
EE4106 |
|
6 |
EE4114 |
Qui hoạch phát triển HTĐ |
3(3-1-0-6) |
EE4108/ EE3421 |
|
7 |
EE4117 |
Ứng dụng tin học trong năng lượng |
3(3-2-0-6) |
EE4108 |
|
8 |
EE4118 |
Chuyên đề HTĐ |
1(1-1-0-2) |
EE4102 |
|
9 |
EE4119 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
2(2-0-0-4) |
FL2010 |
|
10 |
EE4120 |
Chất lượng điện năng |
2(2-0-0-4) |
EE3421 |
|
11 |
EE4121 |
Đo lường cao áp và kiểm tra không phá huỷ |
2(2-0-0-4) |
EE3110, EE3391 |
|
12 |
EE4206 |
Kỹ thuật chiếu sáng |
2(2-1-0-4) |
EE3421 |
|
13 |
EM3203 |
Kinh tế năng lượng |
2(2-1-0-4) |
|
|
14 |
EE4320 |
Điều khiển mờ-nơron |
2(2-0-0-4) |
|
|
15 |
EE4319 |
Điều khiển ghép nối máy tính |
2(2-0-0-4) |
EE3500 |
|
16 |
EE4323 |
Hệ SCADA và DCS |
2(2-0-0-4) |
EE3500 |
|
17 |
EE4324 |
TĐH nhà máy Nhiệt điện |
2(2-0-0-4) |
EE4313=/ HE4241 |
|
18 |
EE4513 |
Quản lý công nghiệp |
2(2-1-0-4) |
EM1010 |
Author: Admin Super
Reader Comments
Newer articles
Older articles