Ngành Kỹ thuật điện EE1

Thứ sáu - 03/01/2025 18:34
Với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử, ngành Kỹ thuật điện tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử ứng dụng và điện từ trường với nhiều khối kiến thức.
EE1
EE1

Ngành Kỹ thuật điện xét tuyển sinh với các thông tin sau:

  • Mã ngành: EE1
  • Xét tuyển tài năng, Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT (diện 1.1) /Chứng chỉ Quốc tế (diện 1.2)/HSNL & phỏng vấn (diện 1.3)
  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (TSA)
  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: A00, A01
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 240
  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
  • Thời gian đào tạo: 4 năm (Cử nhân) – 5,5 năm (Thạc sĩ) (Số tín chỉ 132-180 tín chỉ); Đào tạo kĩ sư bậc 7 -  5,5 năm
  • Học phí: 24-30 triệu đồng/năm

Chương trình đào tạo của ngành Kỹ Thuật Điện
Được chia thành 2 chương trình:

  • Chương trình tích hợp cử nhân – thạc sỹ (180 tín chỉ)
  • Chương trình kỹ sư (180 tín chỉ)

Với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử, ngành Kỹ thuật điện tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử ứng dụng và điện từ trường với nhiều khối kiến thức liên quan như Cơ sở điện tử tương tự và số; Hệ thống đo và điều khiển; Xử lý tín hiệu (AI, CNN…); Kinh tế năng lượng; Thiết kế và bảo trì máy điện (đông cơ điện, máy phát điện…); Thiết kế và bảo trì các thiết bị đóng cắt và bảo vệ hiện đại; Nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời…); Quản lý và thiết kế hệ thống cung cấp điện và chiếu sáng (tòa nhà, nhà máy…); Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Phân tích và điều khiển hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các Nhà máy điện và trạm biến áp; Tự động hóa hệ thống điện; Thị trường điện lực; Lưới điện thông minh (Smart Grid, Micro Grid).....

Học bổng 
Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng trong khi học Cử nhân của Trường ĐHBK, học bổng từ các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước EVN,  kinh phí hỗ trợ khi thực tập tại các tập đoàn EVN, OWC (Anh), EDF (Pháp) , Toshiba (Nhật Bản),…  học bổng trao đổi sinh viên tại nước ngoài theo các chương trình: Shibaura, Doshisha, AUN/SEED-Net, Đài Loan, các Lab có hợp tác với khoa Điện... Sau khi tốt nghiệp, có cơ hội học nhận học bổng tiếp tục học các bậc cao hơn như Thạc sĩ và Tiến sĩ trong nước và nước ngoài tại  châu Âu, Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc theo các học bổng chính phủ và Lab nghiên cứu có mối quan hệ với Khoa Điện.

Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ Thuật Điện:
Với các kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo, khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, sinh viên có khả năng thực hiện các công việc sau:

  • Tính toán, điều khiển hệ thống điện quốc gia, các miền, vận hành thị trường điện;
  • Tư vấn, thiết kế lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp; các hệ thống năng lượng tái tạo;
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp;
  • Thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống điện và chiếu sáng trong các cao ốc, nhà máy công nghiệp, sân vận động… hướng đến các công trình xanh (net-zero);
  • Quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật, kiểm toán năng lượng;
  • Thi công, xây lắp các công trình điện lực (hạ áp, trung áp và cao áp);
  • Nghiên cứu và phát triển các động cơ điện cho dân dụng, công nghiệp và giao thông vận tải, máy phát điện một pha - ba pha cho dân dụng, công nghiệp và năng lượng tái tạo, thiết bị đóng cắt và bảo vệ hiện đại;
  • Bảo trì, bảo dưỡng và đánh giá tuổi thọ của thiết bị điện;
  • Nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh và hệ thống giám sát, điều khiển hiện đại.

Các vị trí việc làm tiêu biểu sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện:
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, sinh viên có khả năng làm việc tại các vị trí việc làm tiêu biểu như sau:

  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện và Hệ thống điện;
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng;
  • Các công ty thiết kế, nghiên cứu và sản xuất thiết bị điện - điện tử, các thiết bị điện thông minh v.v...;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu…


Phụ trách tư vấn chuyên sâu về CTĐT:
EE1 – Kỹ thuật điện
Giám đốc CTĐT: TS. Nguyễn Nga Việt
Email: viet.nguyennga@hust.edu.vn
Điện thoại: 0333 439 321
 

Tác giả: Đào Quy Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây