Nhóm CM Thiết bị y sinh

Thứ tư - 23/10/2024 17:23
Nhóm chuyên môn Thiết bị y sinh là đơn vị chuyên môn đào tạo trực thuộc Trường Điện - Điện tử phụ trách về nội dung, chất lượng các môn học: Cảm biến y sinh; Kỹ thuật đo lường y sinh; Mạch xử lý tín hiệu y sinh; Cơ sở thiết bị y sinh; Thiết bị điện tử y sinh I, II; An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế; Kỹ thuật phục hồi chức năng; Thiết bị điện tử y tế
GIỚI THIỆU
Nhóm chuyên môn Thiết bị y sinh là đơn vị chuyên môn đào tạo trực thuộc Trường Điện - Điện tử phụ trách về nội dung, chất lượng các môn học: Cảm biến y sinh; Kỹ thuật đo lường y sinh; Mạch xử lý tín hiệu y sinh; Cơ sở thiết bị y sinh; Thiết bị điện tử y sinh I, II; An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế; Kỹ thuật phục hồi chức năng; Thiết bị điện tử y tế.
CÁC CON SỐ
Nhóm chuyên môn Thiết bị y sinh với tổng số 12 Cán bộ, trong đó có 2 PGS, 8 TS.
CÁC MÔN HỌC
1. Cảm biến y sinh: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cảm biến (định nghĩa, phân loại, các đặc trưng) cũng như cũng như các nguyên lý cảm biến cơ bản. Đồng thời học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý đo lường các đại lượng chính trong lĩnh vực y sinh như áp suất, lưu lượng, nhiệt độ, lực, chuyển động và các chất hóa học… cùng với cấu trúc cảm biến tương ứng cho từng phương pháp đo lường.
2. Kỹ thuật đo lường y sinh: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về thiết bị đo sinh hóa và thiết bị đo dùng trong ngành y tế. Đồng thời học phần góp phần nâng cao nhận thức về việc giám sát sức khoẻ của cộng đồng. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nguyên lý đo của các thiết bị dùng trong y tế: Các thiết bị sinh hoá, các thiết bị đo lường trong y tế và giám sát sức khoẻ; Kỹ năng làm việc nhóm và thái độ trung thực để làm việc trong công ty sau này.
3. Mạch xử lý tín hiệu y sinh: Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tín hiệu y sinh và nhiễu; các mạch xử lý tín hiệu y sinh gồm khuếch đại, lọc, chuyển đổi, số hóa, xử lý số, và các mạch phụ trợ; quy trình thiết kế và triển khai để hoàn thiện hệ thống xử lý tín hiệu y sinh cơ bản. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng điều tra, phân tích, chọn lọc thông tin quan trọng về mạch điện và linh kiện chuyên dụng; năng lực thiết kế và triển khai hệ thống thu nhận và xử lý tín hiệu y sinh.
4. Cơ sở thiết bị y sinh: Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các hệ thống đo lường trong y sinh và quá trình xử lý tín hiệu y sinh. Các phép đo liên quan tới lĩnh vực hóa sinh phân tử, vật liệu y sinh, kỹ thuật mô, huyết học, tế bào, hệ thống thần kinh, tim và hệ tuần hoàn, phổi, thận, xương, da và cơ thể người. Các hệ thống đo lường trong y sinh và quá trình xử lý tín hiệu y sinh. Các phép đo liên quan tới lĩnh vực hóa sinh phân tử, vật liệu y sinh và kỹ thuật mô, huyết học, tế bào, hệ thống thần kinh, tim và hệ tuần hoàn, phổi, thận, xương, da và cơ thể người. Ngoài ra, học phần còn giới thiệu những thành phần điện tử cơ bản được sử dụng để thiết kế trong các phép đo này như các bộ khuếch đại, các bộ lọc, các bộ chuyển đổi ADC, DAC, các bộ xử lý tín hiệu số, vi xử lý, ngôn ngữ lập trình, hiển thị và lưu trữ.
5. Thiết bị điện tử y sinh I: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên và học viên những kiến thức về cơ sở thiết bị điện tử y sinh gồm phương pháp phân loại; chức năng, mục đích sử dụng và phạm vi ứng dụng của chúng trong ngành y tế; phân tích những nguyên lý và phương pháp đang được áp dụng trong các thiết bị điện tử y sinh hiện nay. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên và học viên kỹ năng thực hành và thái độ cần thiết khi làm thực nghiệm, khảo sát, vận hành và phân tích tính năng của một số thiết bị điện tử y sinh tiêu biểu đang được sử dụng phổ biến trên thực tế.
6. Thiết bị điện tử y sinh II: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên và học viên những kiến thức nâng cao chuyên sâu về thiết bị điện tử y sinh gồm phân tích nguyên lý hoạt động và sơ đồ cấu trúc của thiết bị; phân tích chức năng và sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện tiêu biểu trong thiết bị; thông số kỹ thuật, cấu hình và các tiêu chuẩn an toàn của các thiết bị cơ bản hiện đang được sử dụng phổ biến trong các cơ sở y tế hiện nay; tìm hiểu, phân tích, đánh giá và so sánh các thiết bị trên thực tế. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành và thái độ cần thiết khi làm thực nghiệm, khảo sát, vận hành và phân tích sơ đồ khối, sơ đồ mạch điện của một số thiết bị điện tử y sinh tiêu biểu đang được sử dụng phổ biến trên thực tế.
7. An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế: Môn học này phục vụ chính cho các sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh, các cán bộ đang khai thác và vận hành các thiết bị trong các bệnh viện. Ngoài ra, môn học có thể phục vụ cho nhiều đối tượng thuộc ngành như: Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật hạt nhân, Y, Điện ứng dụng và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Môn học giới thiệu các biện pháp cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn đối với con người trong lĩnh vực an toàn bức xạ và an toàn điện. Trong đó sinh viên được trang bị các kiến thức về: vật lý bức xạ; hiệu ứng sinh học của bức xạ; các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo; bảo vệ an toàn  bức xạ trong y tế; tính toán thiết kế phòng đặt máy chiếu xạ; các khái niệm chung về an toàn điện; các hiệu ứng sinh học của dòng điện đối với cơ thể người; cơ chế gây giật điện và các biện pháp an toàn trong hệ thống cung cấp điện và trong thiết kế thiết bị.
8. Kỹ thuật phục hồi chức năng: Môn học này nhằm cung cấp cho các học viên về những khái niệm cơ bản về kỹ thuật phục hồi chức năng vận động, nhận thức của con người và các công nghệ hỗ trợ. Môn học giới thiệu các nguyên lý thiết kế cơ bản,  các tiêu chuẩn và an toàn đối với các hệ thống phục hồi chức năng và hỗ trợ. Trình bày bản chất sinh lý học của các hệ cảm giác, vận động và nhận thức của người. Giới thiệu về cơ sinh phục hồi chức năng liên quan đến tư thế người, chân tay giả. Giới thiệu các phương pháp đo định lượng vận động, chức năng của người và các chỉ số đánh giá phục hồi chức năng. Giới thiệu các kỹ thuật tiến bộ đang được sử dụng trong phục hồi chức năng và các hệ thống hỗ trợ người khuyết tật bao gồm xe lăn, robot hỗ trợ, phương pháp điều trị điện và các mô hình hỗ trợ phục hồi khác.
9. Thiết bị điện tử y tế: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan tới nguyên lý cấu tạo của các thiết bị y tế. Nguyên lý đo các thông số, các loại cảm biến, đầu dò, điện cực được sử dụng trong thiết bị y tế, các mạch xử lý tín hiệu, nguồn gốc của các loại tín hiệu điện sinh học. Phục vụ cho việc lựa chọn nội dung thiết kế đồ án tốt nghiệp hoặc lựa chọn công việc sau này. Cấu tạo chung của một thiết bị điện tử y tế, các yêu cầu và đặc trưng khi thiết kế, nguyên lý cấu tạo của các loại cảm biến, đầu dò, điện cực dùng trong y tế, các loại cảm biến sinh hóa, các mạch khuếch đại và xử lý tín hiệu điện sinh học, nguồn gốc của các loại tín hiệu điện sinh học như: ENG, EMG, ECG, ERG, EEG, MEG. Nguyên lý của các loại thiết bị đo huyết áp, lưu lượng máu, thể tích máu, nhịp hô hấp, các thiết bị xét nghiệm, các thiết bị điều trị, các thiết bị tạo ảnh y tế và an toàn điện trong y tế. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây