Giới thiệu chung

Thứ ba - 25/01/2022 09:49
Khoa Điện, Trường Điện - Điện tử là đơn vị cấp 3 thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội. Khoa được thành lập ngày 18/11/2021 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong lộ trình tái chuyển đổi nhà trường thành mô hình Đại học theo Luật Giáo dục mới.
Khoa Điện
Khoa Điện
GIỚI THIỆU
Khoa Điện, Trường Điện - Điện tử là đơn vị cấp 3 thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội. Khoa được thành lập ngày 18/11/2021 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong lộ trình tái chuyển đổi nhà trường thành mô hình Đại học theo Luật Giáo dục mới.
Khoa Điện được thành lập dựa trên tái cấu trúc hai bộ môn
- Bộ môn Hệ thống điện là
đơn vị anh hùng được nhà nước phong tặng vào năm 2005
- Bộ môn Thiết bị điện - điện tử là đơn vị anh hùng được nhà nước phong tặng vào năm 1985
với nhiệm vụ quản lý và phát triển các chương trình đào tạo Kỹ thuật điện mã EE1 và chương trình tiên tiến Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo mã EE-E18.
Khoa Điện, với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử,  tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử ứng dụng và điện từ trường vào trong:
- Tất cả các ngành nghề liên quan đến sản xuất, vận hành các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ kết nối và liên kết với nhau trở thành các hệ thống điện phức tạp được chỉ huy và điều hành tập trung.
- Tất cả các ngành nghề liên quan đến thiết kế, bảo trì bảo dưỡng, vận hành, sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện làm nhiệm vụ đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, chuyển đổi năng lượng, các loại động cơ điện, máy phát điện.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Những mốc thời gian của Bộ môn Thiết Bị Điện-Điện Tử
- Ngày 15/10/1966, bộ môn Máy điện & Khí cụ điện (tiền thân của bộ môn Thiết bị điện – Điện tử) được thành lập.
- Năm 1983, bộ môn Máy điện & Khí cụ điện kết hợp cùng bộ môn Kĩ thuật Điện và Nhóm Truyền động điện (bộ môn Tự động hóa) và được đổi tên thành bộ môn Thiết bị điện.
- Năm 1985 do có những thành tích to lớn trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bộ môn Thiết Bị Điện được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động
- Năm 1987, theo cơ chế quản lý 2 cấp của Nhà trường (cấp Trường – cấp Khoa) bộ môn trở thành Khoa Thiết bị điện.
- Năm 1995, trở về cơ chế quản lý 3 cấp, Khoa Thiết bị điện trở lại cấp bộ môn và lấy tên mới là bộ môn Thiết bị điện – Điện tử. Bộ môn Thiết Bị Điện - Điện Tử là một bộ môn có số lượng cán bộ đông nhất trường ĐHBK-HN (có thời điểm đã lên tới 45 cán bộ), là bộ môn có cán bộ được đào tạo từ nhiều chuyên ngành trong ngành Điện.

Những mốc thời gian của Bộ môn Hệ Thống Điện
- Ngày 01.03.1957, bộ môn Phát dẫn điện được thành lập.
- Năm 1968-1972, tách thành 02 bộ môn nhà máy điện - rơ le và mạng điện - cao áp
- Năm 1971, vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng ba
- Năm 1972-1983, tách nhập lại thành 02 bộ môn nhà máy điện - mạng điện và rơ le - cao áp
- Năm 1975,  một số thầy cô vào công tác tại miền Trung và miền Nam
- Năm 1983, hợp nhất 02 bộ môn và đổi tên thành bộ môn Hệ thống điện
- Năm 1992, tham gia tư vấn kỹ thuật công trình đường dây tải điện 500kV Bắc Nam
- Năm 1994, vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng nhì
- Năm 1999, vinh dự đón nhật huân chương lao động hạng nhất
- Năm 2005, vinh dự đón nhật danh hiệu Anh hùng lao động
- Năm 2010, số lượng sinh viên đã tốt nghiệp đạt con số 1 vạn
- Năm 2017, kỷ niệm 60 năm thành lập bộ môn

Tái cấu trúc 2 bộ môn trở thành Khoa Điện.
- Ngày 18/11/2021, Khoa Điện được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong lộ trình tái chuyển đổi nhà trường thành mô hình Đại học theo Luật Giáo dục mới.
- Khoa Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội phát triển cho đến thời điểm hiện tại
CÁC CON SỐ
Khoa Điện với các con số:
- Tổng số 33 Cán bộ. Trong đó có 7 PGS, 24 TS, và 2 ThS.
- 2 chương trình đào tạo, chương trình chuẩn EE1 (Kỹ Thuật Điện), chương trình tiên tiến EE-E18 (Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo).
- 1 đề tài cấp nhà nước đang thực hiện.
- 3 đề tài cấp nhà nước đã nghiệm thu
-
Xuất bản 52 giáo trình, số lượng sách tham khảo đa dạng và phong phú với rất nhiều đầu sách.
- Khoảng
300 sinh viên nhập học mỗi năm
- 10 nhóm chuyên môn:
+ Nhóm Lưới: Trưởng nhóm TS. Lã Minh Khánh
+ Nhóm Nhà máy điện: Trưởng nhóm TS. Trương Ngọc Minh
+ Nhóm Cung cấp điện: Trưởng nhóm TS. Lê Việt Tiến
+ Nhóm Kỹ thuật điện CA và Vật liệu điện: Trưởng nhóm PGS. Trần Văn Tớp
+ Nhóm Bảo vệ và điều khiển Hệ thống điện: Trưởng nhóm TS. Nguyễn Xuân Tùng
+ Nhóm Năng lượng tái tạo: Trưởng nhóm PGS. Nguyễn Đức Huy
+ Nhóm Kỹ thuật điện: Trưởng nhóm TS. Nguyễn Nga Việt
+ Nhóm Máy điện: Trưởng nhóm PGS. Bùi Đức Hùng
+ Nhóm Thiết bị đóng cắt và bảo vệ: TS. Phùng Anh Tuấn
+ Nhóm Hiệu quả năng lượng: TS. Hoàng Anh
- 3 phòng LAB nghiên cứu:
+ LAB HiPEMs (Máy điện hiệu năng cao) phòng C7-E405.
+ LAB Hệ thống điện và năng lượng tái tạo, phòng D9-300 và C1-112
+ LAB Hệ thống điện thông minh, phòng C1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khoa Điện tập trung đào tạo trong các lĩnh vực Thiết bị điện, Cơ điện công trình, Hệ thống điện, Năng lượng tái tạo Ở tất cả các bậc Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Ngành Kỹ thuật điện xét tuyển sinh với các thông tin sau:
Mã ngành: EE1
• Xét tuyển tài năng: Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT (diện 1.1) /Chứng chỉ Quốc tế (diện 1.2)/HSNL & phỏng vấn (diện 1.3)
• Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (TSA)
• Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: A00, A01
• Chỉ tiêu tuyển sinh: 240
• Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
• Thời gian đào tạo: 4 năm (Cử nhân) - 5.5 năm (Thạc sĩ) (Số tín chỉ 132-180 tín chỉ)
• Học phí: 24-30 triệu đồng/năm

Chương trình đào tạo của ngành Kỹ Thuật Điện:
Được chia thành 2 chương trình:
- Chương trình tích hợp cử nhân – thạc sỹ (180 tín chỉ)
- Chương trình kỹ sư (180 tín chỉ)
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện của Đại học Bách khoa Hà Nội kế thừa truyền thống lịch sử và tiếp thu các chương trình đào tạo tiên tiến từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, xây dựng nền tảng học thuật vững chắc từ cơ bản đến các chủ đề nâng cao như Hệ thống điện thông minh, Năng lượng tái tạo và quản lý dự án năng lượng. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thông qua phòng thí nghiệm và thực tập công nghiệp. Định hướng nghề nghiệp bao gồm thiết kế, vận hành hệ thống điện, năng lượng tái tạo, tư vấn, và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và năng lượng.
Với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử, ngành Kỹ thuật điện tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử ứng dụng và điện từ trường với nhiều khối kiến thức liên quan như Cơ sở điện tử tương tự và số; Hệ thống đo và điều khiển; Xử lý tín hiệu (AI, CNN…); Kinh tế năng lượng; Thiết kế và bảo trì máy điện (động cơ điện, máy phát điện…); Thiết kế và ứng dụng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ hiện đại; Nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời…); Quản lý và thiết kế hệ thống cung cấp điện và chiếu sáng (tòa nhà, nhà máy…); Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Phân tích và điều khiển hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các Nhà máy điện và trạm biến áp; Tự động hóa hệ thống điện; Thị trường điện lực; Lưới điện thông minh (Smart Grid, Micro Grid).....
Chương trình tiên tiến Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo tuyển sinh với các thông tin như sau:
• Mã ngành: EE-E18
• Xét tuyển tài năng: Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT (diện 1.1) /Chứng chỉ Quốc tế (diện 1.2)/HSNL & phỏng vấn (diện 1.3)
• Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (TSA):  K00
• Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: A00, A01
• Chỉ tiêu tuyển sinh: 50
• Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
• Thời gian đào tạo: 4 năm (cử nhân) – 5,5 năm (Thạc sĩ) (Số tín chỉ 132-180tín chỉ)
• Học phí: 33-42 triệu đồng/năm

Chương trình đào tạo:
Chương trình tiên tiến Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo thuộc mã ngành Kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa Hà Nội được xây dựng dựa theo chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện, chuyên sâu hệ thống điện và năng lượng tái tạo của các trường đại học Úc và Mỹ. Mã ngành EE-E18 được thực hiện theo chương trình tích hợp cử nhân – thạc sỹ (sau khi tốt nghiệp cử nhân với 132 tín chỉ, sinh viên có thể lựa chọn học lên thạc sĩ để đủ 180 tín chỉ). Một số học phần của chương trình đào tạo sẽ được giảng dạy bởi các giáo sư nước ngoài có uy tín. Sinh viên theo học chương trình tiên tiến Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích: có cơ hội được tham gia các Lab nghiên cứu từ sớm; cơ hội nhận học bổng có giá trị từ các công ty và doanh nghiệp; có cơ hội được tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập kỹ thuật tại các trường đại học và công ty uy tín trong và ngoài nước. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch điện – điện tử; Hệ thống cung cấp điện; Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Phân tích, bảo vệ và điều khiển hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các nhà máy điện và trạm biến áp; Tự động hóa trong hệ thống điện; Tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời…) vào hệ thống điện;; Lưới điện thông minh (Micro Grid, Smart Grid); Hiệu quả năng lượng; Khoa học dữ liệu ứng dụng trong năng lượng..
Điện 1
Nhãn
Điện 4
Nhãn
Điện 2
Nhãn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây