Giới thiệu chung Giới thiệu chung

 

1. Nghiên cứu các phương pháp tối ưu hoá mô hình phi tuyến áp dụng cho các bài toán về năng lượng.

2. Nghiên cứu ứng dụng các công cụ mô phỏng điện từ trường trong các bài toán thiết kế và vận hành hệ thống điện

3. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống áp dụng vào bài toán quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực.

4. Các phương pháp tính toán nhanh và tin cậy chế độ làm việc của hệ thống điện phức tạp, có các đường dây siêu cao áp.

5. Các phương pháp phân tích và điều khiển nâng cao ổn định hệ thống điện phức tạp, có các đường dây siêu cao áp.

6. Các thuật toán phân tích và điều khiển nhanh (online) chế độ của hệ thống điện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành.

7. Cộng hưởng dưới đồng bộ và các biện pháp khắc phục

8. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật mới trong bảo vệ và điều khiển tự động hệ thống điện. Nâng cao độ chính xác định vị sự cố trên đường dây truyền tải. Bảo vệ diện rộng.

9. Quản lý giám sát và điều khiển từ xa hệ thống năng lượng điện (SCADA)

10. Nghiên cứu vận hành hiệu quả thị trường điện lực

11. Các hiện tượng quá điện áp và biện pháp chống quá điện áp trong hệ thống điện.

12. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật điện cao áp trong lọc bụi và tuyển quặng

13. Tối ưu hoá cấu trúc mạng cung cấp điện.

14. Các bài toán về nâng cao độ tin cậy hệ thống điện.

15. Nghiên cứu đánh giá và các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng hệ thống điện

16. Nghiên cứu sử dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam. Quy hoạch và thiết kế

17. hệ thống điện có các nguồn năng lượng tái tạo. Vấn đề kết nối các nguồn năng lượng tái tạo.

18. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Quản lý nhu cầu điện năng (DSM).

19. Nghiên cứu tối ưu hóa quản lý năng lượng trong các hệ thống điện nhỏ (Microgrid)

20. Nghiên cứu ứng dụng lưới điện thông minh (smartgrid)

21. Nghiên cứu liên ngành ứng dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành hệ thống năng lượng.

22. Mạng thế hệ mới: Mạng phân phối nội dung và dịch vụ mạng thế hệ mới: Chất lượng trải nghiệm (QoE) cho Multimedia, kiến trúc mạng thế hệ mới NGN ; điện toán biên và điện toán đám mây; an ninh mạng; kỹ thuật mạng xanh tiết kiệm năng lượng; Công nghệ và ứng dụng của Internet vạn vật: thiết bị IoT thông minh, mạng cảm biến không dây, AI và ứng dụng của AI trong nông nghiệp, thành phố thông minh, chính phủ điện tử, y tế cộng đồng .v.v.

23. Thông tin vô tuyến: Bao gồm các định hướng nghiên cứu về thiết bị di động, các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến trong thông tin di động như OFDM/OFDMA, MIMO-OFDM; Massive MIMO; thiết kế và mô phỏng mạng thông tin di động ở dạng mô hình; nghiên cứu và thiết kế hệ thống thông tin dưới nước.

24. Đa phương tiện: Xử lý và phân tích nội dung đa phương tiện tập trung vào việc xử lý và phân tích thông minh dữ liệu đa phương tiện và đa nguồn bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, video và chuỗi thời gian.. Chỉ số hóa và tim kiếm thông tin đa phương tiện: Hướng nghiên cứu này nhằm phát triển các phương pháp và kỹ thuật cho cho biểu diễn và xử lý câu truy vấn, chỉ số hóa, tìm kiếm đa phương thức và liên phương thức, cá nhân hóa tìm kiếm, giao diện và phản hồi với người sử dụng nhằm cung cấp các truy nhập dữ liệu đa phương tiện thông minh và hiệu quả. Hệ thống và ứng dụng đa phương tiện: Tương tác người máy, ứng dụng y tế, an ninh, phân tích tài liệu, ứng dụng di động, truy xuất video và ảnh, ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường, quản lý giao thông thông minh.

25. Điện tử hàng không vũ trụ: Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu: các thuật toán nâng cao độ chính xác trong các hệ thống GPS, Galileo; các bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh dựa trên công nghệ mới; ứng dụng của hệ thống định vị vệ tinh: các dịch vụ dựa trên vị trí, trắc địa bản đồ .v.v.; các thiết bị điện tử trên máy bay; hệ thống điều khiển cho các thiết bị bay không người lái; truyền thông trong các hệ thống hàng không – vũ trụ...

26. Thiết kế vi mạch và tích hợp hệ thống: Các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, định hướng ngành rộng, cung cấp các kiến thức nền tảng và cốt lõi, chú trọng các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khả năng thích ứng của người học trong môi trường quốc tế. Viện Điện tử Viễn thông cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư nằm trong nhóm ngành "Kỹ thuật Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, hệ thống thông tin".

27. Quang dẫn và siêu cao tần: Nghiên cứu, tính toán và thiết kế các mạch quang học có kích thước nano áp dụng trong thông tin quang, các phần tử tích cực, các thiết bị truyền dẫn năng lượng quang học kích thước nano;phân tích, thiết kế các loại antenna thế hệ mới: antenna đa băng, băng rộng kích thước nhỏ và hiệu suất bức xạ cao; phân tích và thiết kế các đường truyền sóng vô tuyến: phân tích và thiết kế đường truyền, phương thức truyền sóng thích hợp cho các hệ thống thông tin.

28. Kỹ thuật y sinh: Xử lý thông tin y tế; thiết kế chế tạo các thiết bị điện tử y sinh ứng dụng tại Việt Nam; xây dựng và phát triển hệ thống mạng thông tin ứng dụng trong y tế; nghiên cứu các ứng dụng sử dụng AI nhằm hỗ trợ chuẩn đoán bệnh.

29. Xử lý tín hiệu và thông tin: Xử lý tín hiệu trong viễn thông, đa phương tiện, trong y sinh như: lý thuyết xử lý tín hiệu phi tuyến và các ứng dụng trong viễn thông, bảo mật;  thông tin hỗn loạn; laser hỗn loạn, mạch hỗn loạn và mã hoá biểu tượng; mạng thần kinh tế bào và các ứng dụng; xử lý ảnh và các ứng dụng của xử lý ảnh trong y tế, giao thông vận tải, bảo mật .v.v.