Truy cập nội dung luôn
Trường Điện - Điện tử

Câu hỏi thường gặp Câu hỏi thường gặp

Trường Điện - Điện tử tổng hợp một số câu hỏi thường gặp tại đây để giúp cho các em học sinh và quí vị phụ huynh có thể tìm kiếm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình một cách nhanh nhất.

Câu hỏi (Q):

Thông tin tuyển sinh các ngành đào tạo của Trường Điện - Điện tử nói riêng và của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói chung có thể tìm được ở đâu?

Trả lời (A):

Các em học sinh và quí vị phụ huynh có thể tìm hiểu các thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thông tin về các ngành đào tạo của Trường Điện - Điện tử trên các trang thông tin sau:

Q:

Các mốc thời gian cần lưu ý trong mùa tuyển sinh 2022?

A:

 

Q:

Chỉ tiêu các ngành đào tạo của Trường Điện - Điện tử? Điểm chuẩn tham khảo hàng năm?

A:

Năm 2022, Trường Điện - Điện tử tuyển sinh các ngành với chỉ tiêu như sau:

  • EE1 - Kỹ thuật Điện: 220 sv
  • EE2 - Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa: 500 sv
  • ET1 - Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: 480 sv
  • ET2 - Ngành Kỹ thuật Y sinh: 80 sv
  • EE-E8 - CTTT Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa và Hệ thống điện: 80 sv
  • EE-EP - Tin học công nghiệp và Tự động hóa - Chương trình Việt Pháp PFIEV: 35 sv
  • EE-TN - Chương trình tài năng Điều khiển và Tự động hóa thông minh
  • ET-TN - Chương trình tài năng Điện tử - Viễn thông
  • ET-E16 - Chương trình tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện: 40 sv
  • ET-E4 - Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: 60sv
  • ET-E9 - Chương trình Hệ thống nhúng thông minh và IoT: 60 sv
  • ET-E5 - Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh: 40 sv
  • ET-LUH - Chương trình Điện tử - Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (Đức): 40 sv

Điểm chuẩn tham khảo hàng năm xem trên trang web tuyển sinh của trường tại địa chỉ: ts.hust.edu.vn  

 

Q:

Trường Điện - Điện tử có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh không?

A:

Có. Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa và Hệ thống điện, EE-E8, ET-E5, ET-E4 được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trừ một số môn học trong năm thứ 1.

Q:

Chương trình tiên tiến khác chương trình chuẩn như thế nào?

A:

Chương trình tiên tiến được giảng dạy bằng tiếng Anh; sinh viên được học trong lớp có quy mô nhỏ; chương trình đào tạo được học hỏi từ những trường nổi tiếng của nước ngoài; sinh viên được ưu tiên tham gia các hoạt động nghiên cứu tại các lab; được ưu tiên tham dự các chương trình thực tập, trao đổi sinh viên trong và ngoài nước; có giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy một số module; học phí cao hơn chương trình chuẩn ở mức 1.3 đến 1.5 lần.

Q:

Em có thể đăng ký một mã xét tuyển bằng cả tổ hợp A00 (hoặc A01) và tổ hợp A19 không?

A:

Hoàn toàn được. Trong trường hợp này em sẽ có 2 nguyện vọng khác nhau cho cùng một mã xét tuyển. Điều này tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích của em.

Q:

Em có chứng chỉ IELTS quốc tế (Academic) thì có thể qui đổi điểm thay cho môn Tiếng Anh trong tổ hợp A01 không?

A:

Em có thể qui đổi điểm IELTS quốc tế (Academic) thay cho môn Tiếng Anh trong tổ hợp A01. Em xem thêm thông tin trên trang tuyển sinh của Viện Điện ở phần thông tin chung (http://see.hust.edu.vn/thongtinchung) để biết điểm qui đổi tương đương nhé.

Q:

Nếu em đăng ký theo phương thức xét tuyển tài năng nhưng trượt hoặc đỗ mà không xác nhận nhập học thì em có thể đăng ký theo phương thức xét tuyển điểm thi không?

A:

Hoàn toàn được. Phương thức xét tuyển tài năng thực hiện trước xét tuyển theo điểm thi. Nếu em không có tên trong danh sách trúng tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng thì em sẽ sử dụng các tổ hợp xét tuyển A00, A01, D29 hoặc A19 để xét tuyển vào các ngành đào tạo của Viện Điện. Để xét tuyển theo tổ hợp A19 em phải đăng ký tham dự Bài kiểm tra tư duy?

Q:

Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp các ngành đào tạo của Trường Điện - Điện tử? Mức lương khởi điểm trung bình?

A:

Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng của Trường Điện - Điện tử đạt mức trên 90% với nhiều sinh viện đã địa chỉ làm việc ngay cả khi chưa tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm trung bình của các sinh viên ở mức 12 đến 15 triệu VNĐ. Nhiều em có mức lương ban đầu ở mức 2 đến 5 nghìn đô một tháng khi làm việc cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc ra nước ngoài làm việc.

Q:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (bao gồm cả EE2 và EE-E8)?

A:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như sau:

  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các tập đoàn  trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực Điện - Tự động hóa;
  • Kỹ sư vẫn hành tại các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các nhà máy sản xuất công nghiệp: dầu khí, hóa chất, xi măng, thép, giấy, chế biến thực phẩm; các nhà máy chế tạo thiết bị điện - tự động hóa; các cơ quan thuộc tổng cục, chi cục kiểm định đo lường chất lượng.
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa các hệ thống tự động hóa, các dây chuyền sản xuất tự động;
  • Khởi nghiệp, tự thành lập các công ty và doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện - Tự động hóa;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Q:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện EE1?

A:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như sau:

  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành và phát triển tại các tập đoàn trong và ngoài nước trong lĩnh vực thiết bị điện - hệ thống điện;
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiện điện, thủy điện, điện mặt trời; các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam; các doanh nghiệp phụ trách qui chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương và Bộ xây dựng;
  • Các công ty thiết kế, nghiên cứu và sản xuất thiết bị điện - điện tử, các thiết bị điện thông minh v.v...;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu v.v...

Q:

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện và Tự động hóa có cơ hội được đi thực tập tại doanh nghiệp và trao đổi sinh viên trong quá trình học không?

A:

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Tự động hóa có nhiều cơ hội tham dự các chương trình trải nghiệm, thực tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học tập tại Trường Điện - Điện tử. Tùy theo tiến độ học tập của các em mà Trường sẽ sắp xếp các chương trình thực tập phù hợp. Năm 2019, sinh viên K64 ngay khi nhập học đã được đến thăm quan trải nghiệm tại doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, Trường cũng phối hợp với các trường và doanh nghiệp nước ngoài để có các chương trình trao đổi sinh viên trong các dịp hè như các chương trình tại Nhật, Pháp v.v....

 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ & KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Q:

 Công ty nào tuyển dụng kỹ sư Điện tử Viễn thông?

A:

Các công ty tuyển dụng kỹ sư ĐTVT là:

  • Thiết kế, phát triển sản phẩm: Samsung, VNPT, Viettel, Vinsmart, Toshiba, Qorvo, FPT Software, Dasan, Qualcomm, các công ty startup, ...
  • Vận hành, cải tiến dây chuyền sản xuất: Samsung, LG, Vinsmart, Meiko, McNex, …
  • Vận hành, cải tiến mạng viễn thông: Viettel, VNPT, Mobifone, Vinaphone, FPT Telecom, …
  • Các bệnh viện, công ty cung cấp thiết bị y tế.

Q:

Kỹ sư Điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?

A:

  • Thiết kế các giải pháp khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo như: nhận dạng hình ảnh cho các ứng dụng ngôi nhà, thành phố, y tế thông minh, biến đổi chữ viết ra âm thanh và từ âm thanh thành chữ viết.
  • Thiết kế, kiểm tra, phân tích phần cứng máy tính trong thiết bị điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hàng không, giao thông, thiết bị y tế, quân sự, thiết bị viễn thông (4G, 5G, vệ tinh, GPS, chuyển mạch trong mạng lõi viễn thông)
  • Thiết kế mạch điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng, quân sự, công nghiệp, y tế
  • Thiết kế vi mạch
  • Lập trình, gỡ lỗi phần mềm cho thiết bị phần cứng, thiết bị viễn thông
  • Giám sát quá trình sản xuất phần cứng, mạng viễn thông, hệ thống dẫn đường hàng không, hệ thống thiết bị y tế
  • Thiết kế các giải pháp truyền thông đa phương tiện: Video thường, Video Thực tế ảo (Virtual Reality)
  • Thiết kế các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng Internet: sử dụng kỹ thuật điện toán biên (edge computing), điện toán đám mây (cloud computing)

Q:

Thầy Cô cho em hỏi học ngành Điện tử Viễn thông có dễ xin việc không? Thu nhập sau khi tốt nghiệp ngành này có cao không? 

A:

Chào em! 

Mục tiêu đào tạo của ngành Điện tử Viễn thông là tạo cơ hội việc làm cho sinh viên không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn cầu. Vì ngành Điện tử Viễn thông đang là ngành có tốc độ tăng trưởng rất cao, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến là không giới hạn. 

Q:

Chào Thầy Cô, em đang phân vân lựa chọn giữa ngành Điện tử viễn thông với ngành Công nghệ thông tin. Xin cho em biết sự khác nhau giữa hai ngành để có lựa chọn đúng đắn nhất? 

A: 

Chào em! 

Hai ngành này có sự giao thoa với nhau, ngành Công nghệ thông tin lĩnh vực đào tạo thiên hướng mạnh về phần mềm với giải pháp như hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng,  

Còn ngành Điện tử viễn thông thiên hướng mạnh về hai hợp phần: (1) Thiết kế chế tạo và tích hợp phần cứng can thiệp trực tiếp tới chất lượng của hệ thống; Hợp phần này đào tạo về điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh; (2) Thiết kế triển khai cá phần mềm đảm bảo hoạt động của hệ thống. Hợp phần này đào tạo  khoa học máy tính, phan tích và khai phá dữ liệu và truyền thông tin vô tuyến và hữu tuyến thế hệ mới, phát triển các giải pháp truyền tin và giao thức truyền tin tốc độ cao nhằm phục vụ dịch vụ mạng Internet thế hệ mới.  

Q: 

Em muốn làm việc tại các công ty liên quan đến cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, Internet. Vậy em nên lựa chọn ngành nào cho phù hợp? 

A: 

Chào em! 

Các công ty này có những vị trí công việc liên quan đến cả hai ngành Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và Công nghệ Thông tin. Trong đó, ngành công nghệ thông tin tập trung vào việc xây dựng các phần mềm ứng dụng, còn ngành Điện tử viễn thông tập trung về nghiên cứu phát triển các giải pháp sản xuất nội dung số thế hệ mới, phát triển các kiến trúc mạng, các giao thức và kỹ thuật truyền tin tốc độ cao trên nền tảng mạng vô tuyến và Internet thế hệ mới, kỹ thuật phần cứng, ngành Kỹ thuật máy tính thì xây dựng xây dựng cả phần mềm và phát triển các giải pháp về phần cứng. Tùy vào vị trí công việc cụ thể em hãy tự đưa ra sự lựa chọn ngành phù hợp. 

Q: 

Em thấy các thông tin như: mạng 3G, 4G hay 5G- kẻ hủy diệt mạng wifi trong tương lai nghe rất hấp dẫn. Thầy, Cô cho em hỏi những thông tin này liên quan đến ngành học nào? 

A: 

Chào em! 

Mạng 3G, 4G hay 5G là khái niệm về các thế hệ mạng di động (hay không dây/vô tuyến) thế hệ mới. Lĩnh vực này của công nghệ truyền thông di động thuộc kiến thức ngành Điện tử Viễn thông. Học ngành này em sẽ được đào tạo và tiếp cận với các kiến thức đó. 

Q: 

Em rất thích tìm hiểu về các robot thông minh có khả năng trí tuệ ngày một tiệm cận với con người. Xin Thầy Cô cho em biết, em nên chọn ngành nào để được học các kiến thức như vậy? 

A: 

Chào em! 

Lĩnh vực robot là lĩnh vực tự động, còn não robot là các mạng nơ ron hay trí tuệ nhân tạo, để tiếp cận các lĩnh vực này em cần có kiến thức về truyền tin và mạng nơ ron cũng như kỹ thuật vi điều khiển. Như vậy em có thể học ngành điện tử viễn thông, ngành Kỹ thuật máy tính hoặc ngành Điều khiển và tự động hóa. Tuy nhiên với ngành Điều khiển và tự động hóa em sẽ làm việc với các thiết bị công suất lớn, còn với các thiết bị với công suất nhỏ, lĩnh vực vi điều khiển và nhận dạng thì thuộc lĩnh vực của ngành Điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính. 

Q: 

Với mong muốn sau khi ra trường dễ dàng xin việc, được biết tập đoàn SamSung, Canon, …. đang đầu tư rất mạnh ở Việt Nam. Vậy em nên học ngành nào để trong tương lai có thể xin việc ở đây? 

A: 

Chào em! 

Tập đoàn SamSung, Canon… là các tập đoàn lớn về sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử. Các tập đoàn này đều phối hợp với nhà trường trong lĩnh vực đào tạo, nhiều sinh viên nhà trường sau khi tốt nghiệp đã làm việc ở đây đặc biệt sinh viên các ngành điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, cơ khí, tự động hóa, điện-điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên lượng kỹ sư ngành điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, điện – điện tử có thế mạnh hơn cả trong các mảng công việc tại các tập đoàn này, đặc biệt là kỹ sư ngành điện tử viễn thông. 

Q: 

Chào Thầy Cô, em đang quan tâm tới lĩnh vực điều khiển tự động, vậy em nên chọn ngành nào cho phù hợp? 

A:

Chào em! 

Nếu em đang quan tâm tới lĩnh vực điều khiển tự động em có thể lựa chọn ngành Điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật Điện điện tử, Kỹ thuật máy tính hoặc Điện tử viễn thông. Ngành kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, ngành Điện sẽ chế tạo, điều khiển các thiết bị với công suất lớn từ 220V cho tới hàng KV. Còn ngành Điện tử viễn thông, Kỹ thuật máy tính lại tập trung chế tạo, điều khiển các thiết bị với công suất nhỏ chỉ từ 5V tới 220V. 

Q: 

Em vào ngành học nào để sau này có thể trở thành chuyên gia điều khiển trong lĩnh vực hàng không và có cơ hội làm việc ở những nơi này. Trường mình có đào tạo ngành này không?  

A: 

Chào em! 

Để thực hiện ước mơ của mình, em có thể vào ngành Điện tử viễn thông của trường. Đây là ngành sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng về thiết kế, lập trình điều khiển và vận hành hệ thống điện tử hàng không. 

Q: 

Học ngành Điện tử viễn thông ra trường em có thể làm bên lĩnh vực Điện tử y sinh được không? 

A: 

Chào em! 

Học ngành này em hoàn toàn có thể làm tốt trong lĩnh vực Điện tử y sinh. Không những làm tốt trong lĩnh vực này, em còn có thể làm trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, khoa học máy tính và kỹ thuật truyền thông tin. 

Q: 

Em rất thích chế tạo Robot. Vậy học ngành nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của em? 

A: 

Chào em! 

Để chế tạo Robot em cần có kiến thức cơ bản của ngành Cơ khí để chế tạo bộ khung cho Robot; có kiến thức của ngành Điện tử viễn thông để thiết kế và chế tạo mạch điều khiển; có kiến thức về ngành Điện tử viễn thông hoặc Kỹ thuật máy tính, Điều khiển và tự động hóa, Điện điện tử, Công nghệ thông tin để lập trình cho Robot hoạt động. 

Q: 

Em thấy các thiết bị vệ tinh ở rất xa mặt đất vậy mà vẫn có thể thu, phát và xử lý thông tin chính xác. Em muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Em có thể đăng ký học ngành nào ạ? 

A: 

Chào em! 

Kiến thức về vệ tinh, về truyền dẫn và xử lý thông tin các em sẽ được học trong các môn như: thông tin vệ tinh, kỹ thuật truyền số liệu và mạng, xử lý tín hiệu số, …của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. 

Q: 

Em xem trên tivi và được nghe rất nhiều về truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh. Em muốn tìm hiểu và làm công việc liên quan đến lĩnh vực này. Em đăng ký học ngành Điện tử Viễn thông có được không ạ? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử Viễn thông cung cấp các kiến thức về kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật truyền thông đa phương tiện, xử lý tín hiệu số, truyền dẫn, anten truyền sóng, kiến trúc mạng máy tính, các giao thức truyền tin trên nền mạng Internet… đáp ứng các vị trí công việc của kỹ sư đường truyền, kỹ sư đo kiểm, kỹ thuật viên,…trong lĩnh vực truyền thanh, truyền hình. Nếu muốn làm công việc như vậy em nên đăng ký học ngành này. 

Q: 

Em chào Thầy, Cô. Em muốn làm các công việc liên quan đến thiết kế, chế tạo và lập trình các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị kỹ thuật số cá nhân, thiết bị dẫn đường… Em lựa chọn học ngành Điện tử Viễn thông có phù hợp không? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử Viễn thông đào tạo kiến thức về hệ thống viễn thông, thiết bị di động và truyền dẫn,… Đồng thời được tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình như: Assembly, C/C++, C#...; kỹ năng thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch in, chế tạo, lắp ráp hàn nối và chỉnh sửa biên dịch phần mềm. Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo này hoàn toàn đáp ứng công việc em yêu thích. 

Q: 

Em mong muốn trở thành kỹ sư phát triển phần mềm tại các tập đoàn, công ty Viễn thông. Vậy em nên lựa chọn ngành nào ạ? 

A: 

Chào em! 

Công việc của kỹ sư phát triển phần mềm là nghiên cứu, xây dựng giải pháp, phát triển các hệ thống truy cập viễn thông, các hệ thống mạng lõi, tính toán dữ liệu trên bộ nhớ, lập trình điều khiển,... để kiểm tra các module phần mềm. Cả ba ngành Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ Thông tin đều liên quan đến công việc này. Trong đó, ngành công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính tập trung vào việc xây dựng các phần mềm ứng dụng, còn ngành điện tử viễn thông tập trung về nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật. 

Q: 

Học ngành Điện tử Viễn thông em có thể làm việc tại vị trí kỹ sư phát triển phần mềm nhúng ở các công ty, tập đoàn viễn thông không? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử Viễn thông đào tạo các kiến thức về vi xử lý, vi điều khiển, FPGA, DSP, xử lý tín hiệu, lập trình Assembly, C/C++, C#…Vì vậy, học ngành này em hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc của kỹ sư phát triển phần mềm nhúng tại tất cả các công ty mà em mong muốn làm việc. 

Q: 

Em thấy khoa học ngày nay rất phát triển. Chúng ta có thể chế tạo và điều khiển từ xa các thiết bị như vệ tinh, tàu vũ trụ, máy bay, tàu ngầm,…Vậy em chọn ngành nào để sau này trở thành nhà nghiên cứu, chế tạo các thiết bị hiện đại đó không? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử Viễn thông sẽ cung cấp các kiến thức về vi xử lý, vi điều khiển, thông tin vệ tinh, xử lý tín hiệu, phân tích dữ liệu,  truyền dẫn số, trường anten,…Những kiến thức này sẽ giúp em thực hiện ước mơ đó. 

Q: 

Em muốn tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực truyền dẫn thông tin. Vậy em học ngành Điện tử Viễn thông có thích hợp không? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử Viễn thông cung cấp kiến thức liên quan đến các thiết bị truyền, nhận thông tin và môi trường truyền dẫn thông tin qua các môn học hệ thống viễn thông, thông tin quang, truyền số liệu và mạng, trường điện từ và kỹ thuật anten,…Vì vậy em chọn ngành này là hoàn toàn phù hợp với ý muốn của mình. 

Q: 

Được biết trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang quản lý các vệ tinh như Vinasat 1, Vinasat 2, Vinasat 3. Và hiện đang nghiên cứu phát triển các vệ tinh Madein Việt Nam. Em rất yêu thích lĩnh vực này, vậy xin Thầy Cô cho em hỏi, em nên học ngành gì? 

A: 

Chào em! 

Ngành Điện tử viễn thông của trường đang đào tạo các kiến thức về lĩnh vực điện tử cũng như các kiến thức về công nghệ mạng thông tin, truyền thông tin qua khoảng cách. Trong lĩnh vực đào tạo có nhiều môn học liên quan đến vệ tinh như “Thông tin vệ tinh, trường điện từ và anten, kỹ thuật truyền tin, xử lý tín hiệu…” đó là các kiến thức sẽ đáp ứng mong mỏi của em. 

Q: 

Thưa Thầy Cô, mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học em sẽ được làm trong lĩnh vực công tác điều khiển bay trong sân bay. Vậy em nên học kiến thức gì và đăng ký vào ngành nào? 

A: 

Chào em! 

Lĩnh vực điều khiển bay tại các sân bay liên quan rất nhiều đến các kiến thức về rada, angten, xử lý thông tin, xử lý tín hiệu. Đây là các kiến thức nằm chủ yếu ở ngành Điện tử viễn thông. 

Q:

Em rất muốn tìm hiểu về các hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính. Xin Thầy Cô cho em biết đây có phải lĩnh vực đào tạo của ngành công nghệ thông tin hay không? 

A: 

Chào em! 

Ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính và Điện tử viễn thông đều đào tạo cho em các kiến thức về hệ thống mạng. Tuy nhiên ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính tập trung chính vào lớp ứng dụng (tức là các phần mềm) hay các hệ thống nhỏ (mạng cục bộ), còn các hệ thống lớn như các mạng đa dịch vụ, mạng ISP, mạng truyền thông thuộc kiến thức của ngành Điện tử viễn thông. 

Q: 

Em thấy các đường cáp quang internet qua biển thỉnh thoảng lại bị đứt. Em mong muốn có thể nghiên cứu phát triển thêm các đường truyền thay thế cũng như khắc phục hạn chế này. Xin Thầy Cô cho em biết em nên học ở ngành nào? 

A: 

Chào em! 

Việc truyền tải thông tin có hai hướng là vô tuyến (qua vệ tinh, anten, trạm phát sóng …) và hữu tuyến (qua cáp đồng, cáp quang …). Đây là lĩnh vực đào tạo thuộc ngành Điện tử viễn thông. Các kiến thức trong ngành này sẽ giúp em có hiểu biết cơ bản và chuyên sâu, qua đó sinh viên không chỉ có sự hiểu biết trong ứng dụng mà còn có thể nghiên cứu, cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. 

Q: 

Gia đình em có nhiều người làm ở lĩnh vực hàng hải, qua các câu chuyện em biết được việc định vị trên biển là vô cùng quan trọng và cũng rất khó khăn. Từ đó em muốn tìm hiểu về các thiết bị hỗ trợ tầu thuyền trên sông trên biển. Vậy em nên học theo ngành nào? 

A:

Chào em! 

Việc định vị trên biển sẽ liên quan đến các thiết bị về bộ đàm, định vị vệ tinh, rada, anten …. Đây là mảng kiến thức được giảng dạy trong ngành Điện tử viễn thông. 

Q: 

Được biết công nghệ ô tô ngày càng phát triển và hiện nhiều tập đoàn đang hướng tới các xe ô tô tự lái, hay điều khiển bằng giọng nói. Em yêu thích về lĩnh vực này, vậy em nên đăng ký học ngành nào? 

A: 

Chào em! 

Việc ô tô tự lái liên quan đến các công nghệ nhận dạng như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng âm thanh, trí tuệ nhân tạo và điều khiển tự động. Các công nghệ này được đào tạo tại các ngành như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật máy tính và ngành tự động hóa. Tuy nhiên ngành tự động hóa có thiên hướng điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất lớn, còn các công nghệ nhận dạng hay vi điều khiển công xuất nhỏ (trên ô tô) là mảng kiển thức chuyên sâu của ngành điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính. 

Q: 

Xin Thầy Cô cho em biết, nếu em muốn sau này làm việc ở các trạm dự báo thời tiết thì em nên đăng ký học ngành nào? 

A: 

Chào em! 

Các trạm dự báo thời thiết thường bao gồm các cảm biến (sensor) như cảm biến nhiệt độ, cảm biến gió, cảm biến thủy triều, cảm biến áp suất … từ đó tín hiệu được truy xuất qua các mạnh điện tử để đưa ra các dự báo. Vậy kiến thức cần thiết để làm việc với các hệ thống này là xử lý tín hiệu, công nghệ cảm biến, các kiến thức về mạch điện tử và nhận dạng. Ngành đào tạo kiến thức này trong trường là điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính. 

 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 

Q: 

Bạn có thể tìm thông tin tuyển sinh ngành KTYS ở đâu? 

A: 

Bạn có thể tìm ở các trang web chính thức của trường ĐHBK, của Viện Điện tử Viễn thông và bộ môn CNĐT và KTYS:  

ts.hust.edu.vn 

set.hust.edu.vn 

bme.hust.edu.vn/tuyen-sinh-2021 

Q:

Địa chỉ trang web của bộ môn CNĐT và KTYS là gì? 

A: 

Địa chỉ trang web của bộ môn CNĐT và KTYS là: http://bme.hust.edu.vn 

Q:

Điểm chuẩn, chỉ tiêu các năm của ngành Kỹ thuật Y sinh BKHN là bao nhiêu? 

A:

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật Y sinh của một số năm trước 21.70 (năm 2018), 24.25 (năm 2019) và với năm 2020 cùng 2 mã ngành: 26.5 (ET-E5), 21.1 (ET-E5x) - bài kiểm tra tư duy. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành CTTT KT Y sinh mọi năm là 40 sinh viên. 

Q:

Ngành KTYS ET-E5 có xét tuyển thẳng không, nếu có thì số lượng là bao nhiêu? 

A:

Ngành CTTT KT Y sinh có cơ chế xét tuyển thẳng với chỉ tiêu 10-20% trên tổng số, nghĩa là với chỉ tiêu tuyển sinh 40 sinh viên/năm có thể tuyển thẳng 4-8 sinh viên. 

Q:

Học phí cho các chương trình đào tạo của ngành KTYS ? 

A:

Đối với ngành CTTT KT Y sinh, học phí trung bình khoảng 40~45 triệu/năm. Đối với chương trình thường khoảng 22~28 triệu/năm. 

Q:

Chương trình đào tạo ET-E5 mất thời gian bao nhiêu năm, có cơ hội học cao và đi nước ngoài không? 

A:

Hiện tại, chương trình đào tạo có mô hình đào tạo cử nhân 4 năm và mô hình đào tạo cử nhân tích hợp thạc sĩ là 4+1.5 năm. 

Q:

Học Kỹ thuật Y sinh ở Bách Khoa em sẽ học gì là chủ yếu và cần có những nền tảng gì (lập trình, mạch điện, ngoại ngữ,..)? 

A:

Các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh...) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT...) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. 

Q:

Em không giỏi Tiếng Anh, vậy em có thể học CTTT KTYS ở ĐHBK được không? 

A:

Trong chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội đã bao gồm lộ trình đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên từ bất kì trình độ nào đối với CTTT, do đó không yêu cầu tốn kém học ngoại ngữ ở ngoài. Chương trình sẽ theo sát và tùy theo trình độ Tiếng Anh của từng sinh viên mà sắp xếp đưa dần dần vào trong các tiết học theo mức độ hợp lý. 

Q:

Em muốn học KTYS nhưng gia đình em không đủ điều kiện theo CTTT thì còn cơ hội nào không?  

A:

Tại trường ĐHBKHN, em có thể đăng ký học ngành KTYS theo 2 cách: 

1. Em đăng ký học Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông chương trình chuẩn (ET1, ET1x) - được đào tạo bằng Tiếng Việt. Sau khi học xong các môn đại cương, em sẽ được chọn chuyên ngành, trong đó có bao gồm ngành KTYS. 

2. Em đăng ký học CTTT KTYS (ET-E5, ET-E5x) - được đào tạo bằng Tiếng Anh, thì chuyên ngành đã được xác định ngay từ đầu, có cơ hội đi du học cao hơn và được đào tạo tốt hơn. 

Câu trả lời trên cũng trả lời cho câu hỏi: Sự khác nhau giữa Chương trình chuẩn và Chương trình tiên tiến KTYS.  

Q: 
Tốt nghiệp ngành KTYS em sẽ làm công việc gì và ở đâu? 

Cơ hội việc làm đa dạng: 

- Trở thành chuyên gia (sản phẩm, ứng dụng hay kỹ thuật) tại các công ty, tập đoàn đa quốc về thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe (GE, Siemens, Philips...) 

- Phụ trách quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước 

- Làm nghiên cứu phát triển các sản phẩm Kỹ thuật Y sinh 

- Kinh doanh, khởi nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh 

Q:

Tỉ lệ ra trường có việc làm của các anh chị đã tốt nghiệp ngành KTYS là bao nhiêu? 

A:

100% sinh viên có việc làm trong vòng 06 tháng sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn được nhận vào làm ngay sau thời gian thực tập 

Q:

Học ngành KTYS tại ĐHBKHN em có cơ hội học cao và đi nước ngoài không? 

A:

Các em (nếu đáp ứng đủ điều kiện) có thể học chuyển tiếp tại các trường như Wollongong (Úc), Paris-Telecom (Pháp). Bên cạnh chương trình đào tạo Cao học Kỹ thuật Y sinh, các em có thể tiếp tục học sau đại học tại các nước như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc... 

Q:

Mức lương của một sinh viên tốt nghiệp ngành KTYS của BKHN là bao nhiêu? 

A:

Mức lương khởi điểm của kỹ sư Y sinh mới ra trường vào khoảng 10~12 triệu đồng/tháng.  

Q:

Học KTYS có phải học cả kiến thức về y tế, chữa bệnh như bác sĩ không? 

A:

Các em sẽ được học một số kiến thức cơ bản tổng quan về Y học như giải phẫu, sinh lý. Tuy nhiên không hẳn là kiến thức chữa bệnh. Các em sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về điện tử, thông tin.. và kiến thiến chuyên ngành (chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh...) để có thể thiết kế, phát triển các thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến (AI, IoT...) phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. 

Q:

Em rất sợ phải vào bệnh viện hay việc tiếp xúc với bệnh nhân, vậy có thể theo ngành KTYS được không? 

A:

Với công việc tư vấn, cung cấp các thiết bị, giải pháp công nghệ chăm sóc sức khỏe thì các em sẽ làm việc trực tiếp với các bác sỹ, các nhân viên y tế chứ không phải là với bệnh nhân. Vì vậy em hoàn toàn có thể học ngành Kỹ thuật Y sinh. 

Q:

Máy móc hiện đại kỹ thuật y tế ở VN thường được các đơn vị mua về từ nước ngoài, vậy có phải sẽ ít cơ hội việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành này? 

A:

Tại hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh giai đoạn 2020-2025 và định hướng tới năm 2030” , Bộ Y tế nhấn mạnh, có khoảng 80% các thiết bị y tế đang sử dụng tại nước ta phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Vì vậy, cần phải xác định nghiên cứu, phát triển chế tạo các trang thiết bị y tế phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước phải được xem là một chương trình trọng điểm quốc gia và rất cần nguồn nhân lực bậc cao”. 

Q:

Dịch Covid 19 vừa rồi ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhiều ngành nghề, còn ngành KTYS này thì sao? 

A:

Dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng đã chỉ ra sự cần thiết của việc phát triển các thiết bị, giải pháp mới, tiên tiến giúp theo dõi, chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Với bối cảnh này, ngành Kỹ thuật Y sinh là một trong những ngành nghề có tiềm năng lớn phát triển trong xã hội hiện nay. 

 
Q:

Trường ĐHBKHN có chương trình học liên thông Cao đẳng lên lên Đại học ngành KTYS không? 

Câu trả lời là có nha.  

Bạn có thể liên hệ với phòng đào tạo của trường Cao đẳng bạn đang theo học hoặc phòng Tuyển sinh của Viện Đào tạo Liên tục Trường ĐHBKHN tại địa chỉ: http://www.dtlt.hust.edu.vn 

 
Q:

Đề thi THPT thường chênh lệch độ khó - dễ giữa khối A và A1 (Khối A1 2 năm gần đây đều dễ hơn khối A). Vậy ngành KTYS trường ĐHBKHN xét tuyển có mức điểm riêng cho từng khối không? Nếu không thì tại sao? 

Q:

Ngành KTYS ứng dụng đến Toán hay Vật Lý nhiều hơn? 

Ngành KTYS sẽ ứng dụng Vật Lý nhiều hơn, còn Toán cũng rất quan trọng vì sẽ cung cấp nhiều kiến thức nền tảng. 

Có yêu cầu về ngoại ngữ khi đăng ký Chương trình tiên tiến ET-E4?

Các chương trình tiên tiến giảng dạy toàn bộ kiến thức chuyên môn bằng tiếng Anh, vì vậy, có tiếng Anh tốt sẽ thuận lợi cho sinh viên tiếp thu kiến thức. Năm 2023, thí sinh cần có Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, hoặc IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương, hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu củaBKHN.

 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CTTT KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (ET-E4) ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Q:

Có sự tham gia giảng dạy của GS người nước ngoài trong Chương trình tiên tiến ET-E4?

A:

Mỗi học kỳ, Chương trình tiên tiến có ít nhất một môn học được thỉnh giảng bởi GS từ các đại học trên thế giới, là đối tác hợp tác lâu năm của ngành Điện tử - Viễn thông, ĐHBKHN, với các chủ đề về Mạng máy tính và IoT, Mạng viễn thông, Thông tin vô tuyến, Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng…

 

Q:

Có sinh viên nước ngoài trong các lớp học của Chương trình tiên tiến ET-E4?

A:

Sinh viên nước ngoài từ châu Á (Sri Lanka, Pakistan), châu Âu (Đức, Pháp) tham gia các khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn (1 học kỳ), tạo dựng môi trường quốc tế, đa văn hóa cho các lớp học của ET-E4.

 

Q:

Cơ hội học bổng du học sau đại học của sinh viên Chương trình tiên tiến ET-E4

A:

Với chương trình Đại học được học hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên ET-E4 rất có lợi thế trong quá trình apply học bổng du học sau đại học.

Các trường đại học đối tác bao gồm: TelecomParis (Pháp), CNAM (Pháp), KAIST (Hàn Quốc), Wollongong (Úc), San Jose (Mỹ).

Thống kê từ khóa K54 – K61, khoảng 30% sinh viên ET-E4 du học sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) tại các trường đại học lớn ở châu Á (KAIST- Hàn Quốc, ĐH Thanh Hoa – Đài Loan), châu Âu (VUB, KU Leuven – Bỉ, Wurzburg - Đức, Telecom Paris - Pháp,..), Mỹ

 

Q:

Cơ hội học bổng trao đổi cho sinh viên Chương trình tiên tiến ET-E4?

A:

Có học bổng trao đổi ngắn hạn với các trường đại học đối tác (University of Wurzburg- Đức, Sussex University London – Anh)

 

Q:

Chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sỹ là gì? Có bắt buộc học Thạc sỹ không?

A:

CTĐT tại ĐHBKHN được thiết kế theo mô hình (4+1.5)-năm trong đó:

Học 4 năm: sinh viên tốt nghiệp và có bằng Cử nhân

Học thêm 1.5 năm: sinh viên tốt nghiệp có bằng Thạc sỹ hoặc Kỹ sư (tương đương Sau đại học).

Chương trình Cử nhân: cung cấp kiến thức nền tảng và cốt lõi về lĩnh vực Điện tử - Viễn thông, và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. để sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.

Chương trình Thạc sỹ/Kỹ sư: chú trọng kiến thức chuyên môn nâng cao trong một định hướng chuyên ngành của ĐTVT, kỹ năng và phương pháp làm việc khoa học, tư duy phản biện và tư duy hệ thống; để sinh viên có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, có khả năng nghiên cứu, phát triển, sáng tạo ở trình độ cao.

ET-E4 có chương trình tích hợp 4+1.5 Cử nhân – Thạc sỹ bằng tiếng Anh.

 

Q:

Phân biệt các hệ đào tạo - Chương trình chuẩn vs Chương trình tiên tiến

A:

Chương trình chuẩn ET1: là chương trình truyền thống, có bề dày xây dựng và phát triển, thường xuyên được cập nhật với sự phát triển của lĩnh vực ĐTVT.

 

Chương trình tiên tiến ET-E4, ET-E5, ET-E16: là các chương trình có định hướng chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực ĐTVT, phát triển tối đa năng lực của người học để mở rộng khả năng tham gia thị trường lao động quốc tế, đa văn hóa.