Truy cập nội dung luôn
Trường Điện - Điện tử

CHƯƠNG TRÌNH TÀI NĂNG ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH TÀI NĂNG ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

Chương trình tài năng Điện tử - Viễn thông xét tuyển với các thông tin sau:

  • Mã xét tuyển: ET-TN
  • Đối tượng xét tuyển: Sinh viên đã trúng tuyển vào các chương trình đào tạo thuộc Trường Điện – Điện tử.
  • Hình thức xét tuyển: Phỏng vấn kết hợp với kết quả trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Chỉ tiêu: 30 sinh viên

Chương trình tài năng Điện tử Viễn thông là gì?

Chương trình đào tạo Tài năng Điện tử Viễn thông được thiết kế theo tư duy giáo dục đại học hiện đại đề cao tính sáng tạo, thúc đẩy niềm đam mê và phát triển khả năng nghiên cứu, với mục tiêu đào tạo những sinh viên xuất sắc nhất, cung cấp nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng viên và chuyên gia giỏi của các ngành công nghệ mũi nhọn về điện tử, xử lý dữ liệu lớn, mạng internet thế hệ mới trong nền công nghiệp siêu thông minh 5.0.

Sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể trở thành những kỹ sư sáng tạo, chuyên gia giỏi và nhà lãnh đạo trong:

  • Nghiên cứu phát triển, thiết kế, chế tạo, vận hành các hệ thống điện tử thông minh như thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng, các hệ thống điện tử ứng dụng trong truyền thông, y tế, điều khiển, tự động hóa có hướng tới các ứng dụng thông minh như học máy, trí tuệ nhân tạo.
  • Phát triển các nền tảng phần cứng, phần mềm, các phương thức truyền thông, hạ tầng và ứng dụng cho mạng Internet thế hệ mới cũng như các hệ thống xử lý thông tin hướng tới nền công nghiệp 5.0.

Đặc biệt, sinh viên được khuyến khích thực tập trong môi trường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, được tham gia nghiên cứu cùng với giảng viên tại các Viện Nghiên cứu về lĩnh vực Điện tử, xử lý thông tin và truyền thông.

Chương trình Tài Năng Điện tử- Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử -Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu và nâng cao năng lực theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật đa phương tiện.

 

Các kiến thức được trang bị trong quá trình học?

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Tài năng Viễn thông có các kiến thức, kỹ năng và năng lực như sau:

  • Các khối kiến thức cơ bản: Kiến thức toán và khoa học cơ bản trong trong giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông. Kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông để nghiên cứu, phân tích và thiết kế các quá trình, thiết bị trong lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông. Kiến thức chuyên sâu của ngành kết hợp với sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tham gia tính toán, thiết kế, mô phỏng, chế tạo và thực hiện các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông. Có kiến thức cơ bản về quản trị và quản lý.
  • Các kiến thức nâng cao: Năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo trong môi trường thực tế doanh nghiệp. Năng lực chuyên môn thông qua học tập trải nghiệm.

Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp?

Kỹ năng

  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông;  các sản phẩm  và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Ngoại ngữ:

  • Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên. 

Các vị trí việc làm tiêu biểu sau khi tốt nghiệp chương trình Tài Năng Điện tử - Viễn thông?

Tốt nghiệp chương trình đào tạo Tài năng Điện tử - Viễn thông, sinh viên có khả năng làm việc tại các vị trí việc làm tiêu biểu sau:

  • Kỹ sư thiết kế các giải pháp khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo như: nhận dạng hình ảnh cho các ứng dụng ngôi nhà, thành phố, y tế thông minh, biến đổi chữ viết ra âm thanh và từ âm thanh thành chữ viết.
  • Kỹ sư thiết kế, kiểm tra, phân tích phần cứng máy tính trong thiết bị điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hàng không, giao thông, thiết bị y tế, quân sự, thiết bị viễn thông (4G, 5G, vệ tinh, GPS, chuyển mạch trong mạng lõi viễn thông)
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng, quân sự, công nghiệp, y tế
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch
  • Kỹ sư lập trình, gỡ lỗi phần mềm cho thiết bị phần cứng, thiết bị viễn thông
  • Kỹ sư giám sát quá trình sản xuất phần cứng, mạng viễn thông, hệ thống dẫn đường hàng không, hệ thống thiết bị y tế
  • Kỹ sư thiết kế các giải pháp truyền thông đa phương tiện: Video thường, Video Thực tế ảo (Virtual Reality)
  • Kỹ sư thiết kế các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng Internet: sử dụng kỹ thuật điện toán biên (edge computing), điện toán đám mây (cloud computing)

Liên hệ tư vấn:

Trường Điện-Điện tử

C1 – 320 – Trường ĐHBK Hà Nội

PGS.TS. Nguyễn Xuân Quyền - Phó hiệu trưởng - 091.2255.217

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Trưởng Khoa Điện Tử - 096.3122.389

TS. Tạ Thị Kim Huệ - Giám đốc Chương trình đào tạo tài năng Điện tử Viễn thông - 0932109523

Website: https://seee.hust.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ETHUST/