ET-E16 - CTTT TRUYỀN THÔNG SỐ VÀ KỸ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN
CTTT TRUYỀN THÔNG SỐ VÀ KỸ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN
Chương trình tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện năm 2023 xét tuyển với các thông tin sau:
- Mã xét tuyển: ET-E16, ET-E16x, ET-E16y
- Tổ hợp xét tuyển: K00, A00, A01
- Chỉ tiêu: 60
Chương trình tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện là gì?
Truyền thông số và kỹ thuật đa phương tiện là ngành nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật thu thập, xử lý, tạo nội dung và truyền thông dữ liệu/ thông tin số đa phương tiện như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt họa, hoạt hình, video. Đây là cầu nối quan trọng giữa công nghệ thông tin và điện tử nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trọng tâm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện đào tạo các kiến thức và kỹ năng về truyền thông số và đa phương tiện bằng Tiếng Anh, với cấu trúc chương trình cân bằng và hợp lý, nội dung hiện đại phù hợp với các ngành đào tạo liên quan trên thế giới và thực tiễn của Việt Nam.
Các kiến thức được trang bị trong quá trình học?
- Kiến thức cơ sở về Toán và khoa học vững chắc để để đảm bảo khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn;
- Kiến thức chuyên ngành sâu và kiến thức liên ngành rộng để tham gia tiến trình thiết kế và phát triển sáng tạo giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề thực tế trong lĩnh vực đa phương tiện và truyền thông số;
- Kiến thức cơ bản về mỹ thuật, hội họa, truyền thông, văn hóa, quản trị và quản lý.
- Bên cạnh đó, các kỹ sư được trang bị các kỹ năng tìm kiếm, phân tích, đánh giá và phát hiện vấn đề; tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.
Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp?
Với các kiến thức và kỹ năng được trang bị, các kỹ sư ngành Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện có khả năng thực hiện các công việc trong 3 lĩnh vực chính:
- Phân tích, biểu diễn và khai phá dữ liệu lớn đa phương tiện dựa trên các công nghệ trí tuệ nhân tạo
- Phân tích, hiểu và tổng hợp dữ liệu (ảnh, text, video, âm thanh)
- Trực quan hóa, phân tích, quản lý và khai phá dữ liệu lớn đa phương tiện
- Tạo nội dung số và phát triển hệ thống đa phương tiện
- Thiết kế mỹ thuật, đồ họa, kỹ xảo, thực tại ảo và tăng cường, v.v;
- Phát triển các ứng dụng đa phương tiện cho người dùng cuối: web, ứng dụng di dộng, game, ấn phẩm truyền thông;
- Phát triển các hệ thống thông minh đa phương tiện: robot, xe tự hành, máy bay không người lái, nhà thông minh, v.v)
- Điện toán thông minh và truyền thông số
- Xử lý tín hiệu (mã hóa, nén),truyền thông đa phương tiện đảm bảo chất lượng dịch vụ;
- Hạ tầng viễn thông tốc độ cao và truyền thông không dây: công nghệ 5G;
- Điện toán biên thông minh và điện toán đám mây
Các vị trí việc làm tiêu biểu sau khi tốt nghiệp chương trình tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện?
Tốt nghiệp chương trình đào tạo tiên tiến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện, sinh viên có khả năng làm việc tại các vị trí việc làm tiêu biểu sau:
- Kỹ sư, chuyên viên thiết kế: 3D, hoạt hình, game, phim ảnh, web, ...
- Kỹ sư R&D, phân tích dữ liệu: ảnh, video, âm thanh, ngôn ngữ tự nhiên, …
- Kỹ sư phát triển mô hình truyền thông số: 5G, edge / cloud
- Quản lý, biên tập dự án đa phương tiện: phim, quảng cáo,
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý tại các cơ quan, tổ chức (trường đại học, viện nghiên cứu) liên quan đến Truyền thông số và Kỹ thuật Đa phương tiện
Liên hệ:
Khoa KTTT, Trường Điện-Điện tử
C9 – 405 – Trường ĐHBK Hà Nội
097.6560.526 – PGS.TS. Trần Thị Thanh Hải
Website: https://seee.hust.edu.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/seee.hust
https://www.facebook.com/MultimediaTechHust