Chương trình hợp tác quốc tế Điện tử - Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) Chương trình hợp tác quốc tế Điện tử - Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức)

Leibniz University Hannover (LUH) hợp tác với ĐHBK Hà Nội triển khai đào tạo ngành Kĩ thuật Cơ điện tử từ năm 2002, vào năm 2011 thống nhất triển khai đào tạo chương trình Điện tử – Viễn thông. Đại học Leibniz là một thành viên trong TU9 – 9 trường đại học đào tạo về kỹ thuật hàng đầu nước Đức. Sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp và theo học thạc sĩ tại ĐH Leibniz Hannover sau khi hoàn thành chương trình tại ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Chương trình hợp tác quốc tế ET-LUH đào tạo các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực Điện tử và Viễn thông, là cơ sở cho sinh viên tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ tại Leibniz University Hannover với 5 lựa chọn: Công nghệ thông tin (Computer Engineering), Viễn thông (Nachrichtentechnik), Tự động hóa (Automatisierungstechnik), Vi điện tử (Mikroelektronik) và Kỹ thuật điện (Elektrische Energietechnik).

Các kiến thức được trang bị trong quá trình học?

Kiến thức cơ sở về Toán và khoa học cơ bản vững chắc để để đảm bảo khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn;
Kỹ năng về ngoại ngữ bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Đức để sinh viên có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đa ngôn ngữ và sẵn sàng cho việc học liên thông;
Kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành điện tử, viễn thông bao gồm kỹ thuật điện tử, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, hệ thống thông tin, điều khiển để sinh viên đáp ứng các yêu cầu chuyên môn của ngành nghề;
Bên cạnh đó, các kỹ sư được trang bị các kiến thức căn bản về truyền thông, văn hóa, quản trị và quản lý., kỹ năng tìm kiếm, phân tích, đánh giá và phát hiện vấn đề; tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, ...
Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp?

Các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để làm việc cho các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông, tập trung vào các kỹ năng của hai lĩnh vực chính:

Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính: Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng thiết kế, phát triển  mạch điện tử để giải quyết vấn đề trong thực tế, hiểu được và nắm được quy trình thiết kế và kiểm thử một sản phẩm hay một hệ thống. Ngoài ra sinh viên sẽ có khả năng lập trình tốt cho các yêu cầu khác nhau như lập trình vi điều khiển, hệ thống nhúng, lập trình ứng dụng.
Kỹ thuật viễn thông: Kỹ sư nắm được các nguyên lý cơ bản về một hệ thống viễn thông, có thể mô phỏng, ứng dụng các mô hình tính toán, phân tích để phát triển và tối ưu hóa một hệ thống mạng viễn thông, khả năng áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới và hiểu được cách thức triển khai, hoạt động  của các hệ thống thực tế.
Ngoài ra sinh viên cũng sẽ có các kỹ năng về tìm kiếm, tư duy phân tính đánh giá và tìm hiểu, kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch làm việc, khả năng trình bày, thuyết trình và phản biện vấn đề.

Một điểm mạnh cần được nhắc tới của chương trình hợp tác quốc tế ET-LUH là khả năng ngoại ngữ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ ít nhất hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Đức. Đây chắc chắn là một lợi thế khi làm việc trong một môi trường hội nhập, quốc tế

Tải quyển chương trình đào tạo tại đây !

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

2 0 0 4 4 6 2 4
Đang online: 991
Hôm nay: 38888
Trong tuần: 38888
Trong tháng: 78651

Thống kê trực tuyến

Thành viên trực tuyến: 1
Thống kê trong ngày: 0
Thống kê trong tuần: 0
Thống kê trong tháng: 0